Hoàn thiện một số nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội
Nguyên tắc suy đoán vô tội được thừa nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản trong luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy chưa được gọi tên một cách chính thức, nhưng nội dung của nguyên tắc này đã được quy định tại Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003… Việc thực hiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội trên thực tiễn đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, như chất lượng xét xử các vụ án hình sự đã được nâng lên rõ rệt, bảo đảm thực hiện triệt để hơn nguyên tắc hai cấp xét xử… góp phần quan trọng trong bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo với tính chất là người chưa có tội… Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại cần được giải quyết, khắc phục, đặc biệt là tình trạng oan, sai. Do đó, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội là đòi hỏi cấp thiết của pháp luật tố tụng hình sự trong Nhà nước pháp quyền.
Về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Hoàn thiện một số nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội”đăng tải trên số 64 trang tháng 8/2015. Bài viết phân tích nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội, những kết quả đạt được và hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam liên quan đến nguyên tắc này, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện một số nguyên tắc trong tố tụng hình sự.
Ngô Huyền
Tham khảo thêm:
- Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm
- Bảo đảm quyền bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm
- Các hình thức thực thi dân chủ trực tiếp trên thế giới và ở Việt Nam
- Hoàn thiện các biện pháp cưỡng chế trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự
- Sự hình thành tư tưởng hợp đồng hành chính và vai trò của hợp đồng hành chính trong quản lý nhà nước
- Thực trạng quy định và áp dụng Bộ luật Hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực tài chính – Những vấn đề cần được sửa đổi
- Góp ý điều khoản phạt hợp đồng và mối liên hệ với bồi thường thiệt hại trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
- Cần bổ sung khái niệm nhầm lẫn và nhầm lẫn về chủ thể vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
- Cơ sở pháp lý thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
- Quyền có việc làm của người lao động – Tiếp cận dưới góc độ quyền con người