Luật Lý lịch tư pháp – Một số bất cập khi áp dụng trong thực tế

Luật Lý lịch tư pháp – Một số bất cập khi áp dụng trong thực tế

26/11/2015

Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Luật Lý lịch tư pháp là đạo luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền của công dân và hoạt động của các cơ quan tư pháp, đặc biệt Luật đã xác lập những nguyên tắc, nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, tạo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp ngày càng tăng của công dân, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế.

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Ngày nay, phiếu lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự của công dân, cũng như trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự.

Sau hơn 5 năm triển khai và thi hành Luật Lý lịch tư pháp, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp nhìn chung đã đi vào nền nếp và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai và thi hành Luật Lý lịch tư pháp đã phát sinh một số khó khăn và hạn chế, khó thực hiện theo đúng luật định. Để hiểu rõ hơn về những hạn chế, khó khăn trong việc cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, kính mời độc giả đón đọc bài viết “Luật Lý lịch tư pháp một số bất cập khi áp dụng trong thực tế”của tác giả Ngân Vũ đăng trên Số định kỳ 64 trang tháng 11/2015 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

Chu Yến

Tham khảo thêm:

1900.0191