Một số vấn đề về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở

Một số vấn đề về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở

23/01/2015

Trong những năm qua, cùng với quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, công tác tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để ghi nhận, bảo đảm quyền được thông tin pháp luật, quyền được tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, hỗ trợ, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ, tham gia quản lý nhà nước và xã hội [1]. Đặc biệt, để khắc phục vướng mắc, bất cập từ thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Nhà nước trong công tác này, đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, từng bước hình thành ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, ngày 13/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (gọi tắt là Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg) với nhiều giải pháp quan trọng để bảo đảm quyền thông tin pháp luật, quyền tiếp cận pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, thúc đẩy sự hình thành, phát triển mạng lưới hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong tiếp cận pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp.

Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg được ban hành có ý nghĩa rất quan trọng, nđkhẳng định vị trí, vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật trong đời sống chính trị – pháp lý, gắn với phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước và từng địa phương, tạo lập khung pháp lý để tăng cường hơn nữa các điều kiện, các biện pháp bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền được thông tin pháp luật, quyền được tiếp cận, sử dụng pháp luật; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, mà trước hết và chủ yếu là chính quyền cấp cơ sở trong thi hành pháp luật, thực thi công vụ, giải quyết các thủ tục hành chính, cải thiện và hỗ trợ phát triển mạng lưới tổ chức dịch vụ pháp lý, thông tin pháp luật, mạng lưới hỗ trợ pháp luật tại cộng đồng dân cư. Bên cạnh đ, Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg đthiết lập một Bộ công cụ với 8 tiêu chí và 41 chỉ tiêu cụ thể đểgiúp chính quyền cơ sở và người dân có điều kiện đánh giá một cách có hệ thống, đồng bộ, toàn diện thực trạng tiếp cận pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, thống nhất để từ đó có giải pháp thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, khẳng định vị trí, phát huy vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển bền vững. Muốn được công nhận là địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thì địa phương phải đạt mức điểm chuẩn chung đã được liệt kê trong Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở [2] được ban hành kèm theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg.

1. Đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Về mc đích đánh giá: Việc đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo vệ và phát huy quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngay tại cơ sở; phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Về nguyên tắc thực hiện: Việc đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải công khai, minh bạch, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; mang tính lâu dài, bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và được thực hiện đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

Về đối tượng đánh giá: Việc đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được đánh giá đối với 03 cấp hành chính, bao gồm: Xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là xã, phường); quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt là quận huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là tỉnh, thành phố).

Về chủ thể đánh giá: Việc đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện kết hợp giữa việc tự đánh giá của chủ thể đánh giá với việc thẩm tra của cấp trên trực tiếp của đối tượng đánh giá. Căn cứ kết quả tự đánh giá và thẩm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ quyết định công nhận cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận, xếp hạng đối với cấp tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Với cách đánh giá này, chủ thể đánh giá được xác định đối với mỗi cấp như sau:

Đối với cấp xã: UBND cấp xã sẽ tự đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của địa phương mình và gửi kết quả tự đánh giá về UBND cấp huyện để thẩm tra kèm theo văn bản đề nghị xem xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Sau khi thẩm tra, nếu xét thấy cấp xã đủ điều kiện, UBND cấp huyện sẽ hoàn tất hồ sơ và có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, công nhận và thực hiện việc khen thưởng đối với xã đủ điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật [3].

Đối với cấp huyện: UBND cấp huyện sẽ tự đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của địa phương mình và gửi kết quả tự đánh giá về UBND cấp tỉnh để thẩm tra, xem xét, công nhận cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. UBND cấp tỉnh xem xét, đánh giá, công nhận và khen thưởng đối với cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật [4].

Đối với cấp tỉnh: UBND cấp tỉnh sẽ tự đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của địa phương mình và gửi kết quả tự đánh giá về Bộ Tư pháp để tiến hành việc thẩm tra, đánh giá. Căn cứ kết quả tự đánh giá của cấp tỉnh, Bộ Tư pháp sẽ xem xét, đánh giá, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật [5].

Về quy trình, thời điểm đánh giávà thời hạn gửi báo cáo đánh giávề cơ quan cấp trên: Việc đánh giá 03 cấp hành chính xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo quy trình lấy kết quả đánh giá cấp xã đạt chuẩn trên địa bàn làm căn cứ để đánh giá đối với kết quả đạt chuẩn của cấp huyện và cấp tỉnh. Tại mỗi cấp đánh giá đều có sự tham gia tư vấn của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp mình làm cơ sở, để người có thẩm quyền đánh giá quyết định việc đề xuất, công nhận địa phương đạt chuẩn. Việc đánh giá địa phương đạt chuẩn được thực hiện mỗi năm một lần, tính từ ngày 01 tháng 7 của năm trước đến ngày 30 tháng 6 của năm đánh giá. Kết quả tự đánh giá của UBND xã, phường gửi báo cáo UBND quận, huyện trước ngày 31 tháng 7 của năm đánh giá. UBND quận, huyện có trách nhiệm thẩm tra gửi báo cáo đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố khen thưởng xã, phường, đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tặng Bằng khen đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh trước ngày 20 tháng 8 của năm đánh giá. UBND cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả đánh giá và đề nghị Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đối với xã, phường, tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá. Điểm số tự đánh giá và quy định có liên quan đến việc đánh giá phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND để nhân dân biết và giám sát.

Về chủ thể đánh giá, biểu dương và đề nghị khen thưởng: Đối với cấp xã tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh: UBND cấp tỉnh sẽ xem xét, đánh giá và biểu dương, đồng thời đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh tặng Bằng khen. Đối với cấp xã tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc, cấp huyện tiêu biểu, cấp tỉnh tiêu biểu: Bộ Tư pháp sẽ xem xét, đánh giá và biểu dương, tặng Bằng khen hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Về kết quả khi địa phương được công nhn đạt chuẩn tiếp cn pháp lut: Cấp xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn được cấp giấy chứng nhận; mức khen thưởng tương đương với mức tiền thưởng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

2. Biểu dương địa phương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật

Về đối tượng biểu dương: Việc biểu dương địa phương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện đối với 03 cấp xã, huyện, tỉnh khi thỏa mãn các điều kiện để được biểu dương tiêu biểu. Số xã, phường được biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh được lựa chọn không quá 15% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của tỉnh; được biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc với điều kiện mỗi tỉnh 01 đơn vị cấp xã, phường vtổng số được công nhận không quá 3% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của toàn quốc. Số quận, huyện được đề nghị biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc không quá 10% số quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; số tỉnh, thành phố tiêu biểu được biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc không quá 20% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Về quy trình và thời điểm đánh giá, biểu dương tiêu biểu: Việc đánh giá, đề nghị biểu dương địa phương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện 02 năm một lần. Mốc thời gian được tính từ ngày 01 tháng 7 của hai năm trước đến 30 tháng 6 của năm đánh giá; kết quả đánh giá và đề nghị biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được gửi cùng với hồ sơ đánh giá tiếp cận pháp luật của địa phương trong năm đánh giá tiêu biểu về tiếp cận pháp luật.

Về kết quả khi địa phương được công nhn tiêu biểu về tiếp cn pháp lut: Địa phương được biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật thì được khen thưởng theo chuyên đề. Theo đó, xã, phường được biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh được Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xt tặng Bằng khen; xã, phường, thị trấn được biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc được UBND cấp tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, tặng Bằng khen; được Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Huyện, quận tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc được UBND cấp tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen; được Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong số 10 Bằng khen cho cấp huyện được biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật trong toàn quốc; tỉnh, thành phố được biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc được Bộ Tư pháp đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen

3. Các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện

Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg, theo chúng tôi cần phải thực hiện tốt một số điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người dân và mỗi cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, vị trí, vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, để từ đó thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ có liên quan; tổ chức thực thi tốt các hoạt động công vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Để thực hiện tốt yêu cầu này, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó chính quyền cơ sở giữ vai trò nòng cốt. Từ nhận thức đúng đắn đó, cần tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung, nhiệm vụ, quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở đến toàn thể cán bộ, công chức trong cả hệ thống chính trị mà trước hết và chủ yếu là đội ngũ cán bộ chủ chốt, trực tiếp được giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị và nhân dân để thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện nhiệm vụ này, cả trước mắt và lâu dài, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức.

Thứ hai, các bộ, ngành, địa phương, nhất là chính quyền các cấp và đội ngũ công chức cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp phải nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để khi công dân, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ thì hoạt động công vụ phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người dân trên cơ sở các quy định của pháp luật với chất lượng tốt nhất; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị mình phụ trách trong triển khai thực hiện, chủ động phối hợp với Ngành Tư pháp để triển khai thực hiện tốt Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg, kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập để đề xuất, tham mưu, trình cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Thứ ba, cần tiếp tục đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của từng chức danh, cơ quan, đơn vị, rà soát các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực được giao để đề ra các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Để thực hiện tốt yêu cầu này, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục rà soát các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nhằm xây dựng địa phương đạt chuẩn vàtiêu biểu về tiếp cận pháp luật ở cả ba cấp xã, huyện, tỉnh; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể; chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo quy định; xác định cụ thể mục tiêu, tỷ lệ cấp xã, huyện, tỉnh phấn đấu đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật hằng năm.

Thứ tư, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các thiết chế được giao nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và bộ máy bảo đảm thực hiện các thiết chế pháp luật; bố trí đủ nguồn lực kinh phí, cơ sở vật chất gắn với trách nhiệm xây dựng địa phương đạt chuẩn vtiêu biểu về tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 09/2013/ QĐ-TTg. Cần tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch cấp xđể có đủ nguồn lực tham mưu thực hiện tốt nhiệm vụ giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về xây dựng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật, thực hiện đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật. UBND các cấp cần sớm thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của cấp mình; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của cấp dưới để tham mưu, giúp chính quyền đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật.

Thứ năm, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện theo quy định để kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, vấn đề mới phát sinh, phân tích, làm rõ nguyên nhân; rút ra những mô hình, cách làm hay, hiệu quả để nhân rộng hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Do nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; một số nội dung còn dẫn đến cách hiểu khác nhau, quy trình còn phức tạp; nhiều tiêu chí, chỉ tiêu còn định tính, thiếu định lượng cụ thể, thậm chí không khả thi; một số chính quyền cơ sở cũng chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần và điều kiện để triển khai thực hiện. Để khắc phục tình trạng này, Thời gian qua, Bộ Tư pháp đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và 05 địa phương được chn thí điểm triển khai thực hiện tốt việc làm thử, kịp thời đánh giá những tác động (cả tích cực và tiêu cực) cũng như hiệu quả của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Căn cứ kết quả làm điểm, sớm tổng kết, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg phù hợp với thực tế, bảo đảm Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật thực sự là phương pháp hữu hiệu góp phần đưa pháp luật vào đời sống.

TS. Đỗ Xuân Lân

Tài liệu tham khảo:

[1]. Như: Lut Lut sư, Lut Trợ giúp pháp lý, Lut Phbiến, giáo dc pháp lut, Lut Hòa giải cơ s, Bộ lut Tố tng dân sự, Lut Tố tng hành chính, Lut Khiếu nại, Lut Tố cáo, Lut Tiếp công dân, Lut Báo chí, Lut Xử lý vi phạm hành chính và nhiều văn bản khác. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chương trình, Đề án để tchức triển khai thực hiện; tp trung lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, nhất là Ngành Tư pháp tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa công tác, phbiến, giáo dc pháp lut, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp lut, tiếp tc thúc đẩy phát triển thị trường dịch vpháp lý, nhất là tại các địa bàn trọng điểm và hỗ trợ, ưu tiên triển khai thực hiện đối với một số đối tượng đặc thù thuộc diện Nhà nước và xã hội phải quan tâm giúp đỡ.

[2]. Xem thêm Điều 6 Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg – Điều kiện công nhn, xếp hạng, biểu dương địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cn pháp lut.

[3]. Xem Điều 7 Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg – Quy trình đánh giá, công nhn và biểu dương khen thưng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cn pháp lut

[4]. Xem Điều 8 Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg – Quy trình đánh giá, công nhn và biểu dương khen thưng qun, huyện đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cn pháp lut.

[5]. Xem Điều 9 Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg – Quy trình đánh giá, công nhn và biểu dương khen thưng qun, huyện đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cn pháp lut.

Tham khảo thêm:

1900.0191