Những đặc trưng của nghề thừa phát lại

Những đặc trưng của nghề thừa phát lại

19/09/2014

Xuất phát từ bản chất của Thừa phát lại, theo Điều 2a Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013, thì “Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.

Thừa phát lại đã được nhìn nhận là một nghề trên thế giới và trong lịch sử tư pháp nước ta, tuy nhiên do sự vắng mặt của nghề này trong thời gian dài ở nước ta, nên cho đến nay, nhiều người còn lạ lẫm với nghề Thừa phát lại. Thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung và công tác thi hành án dân sự nói riêng của Đảng và Nhà nước ta, hiện nay chúng ta đang thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh, thành phố.

Thừa phát lại có thể được xếp vào chức danh bổ trợ tư pháp. Họ không phải là một cá nhân đơn thuần mà là người có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm với những trình tự, thủ tục chặt chẽ và được Nhà nước trao quyền để làm một số công việc theo quy định. Hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại không chỉ nhằm mục đích kinh doanh, mà còn nhằm thực hiện các dịch vụ công, phục vụ nhân dân.

Để tìm hiểu thêm về nghề Thừa phát lại, về khái niệm, địa vị pháp lý, đặc trưng và những mối quan hệ giữa Thừa phát lại và các cơ quan tư pháp khác như: Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công chứng… kính mời quý bạn đọc đón đọc bài viết “Những đặc trưng của nghề Thừa phát lại” của tác giả Hoàng Thu Thủy đăng tải trên Tạp chí phát hành hàng tháng số tháng 8 (269) năm 2014 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

Thủy Tiên

Tham khảo thêm:

1900.0191