Quy định dẫn giải đối với người bị hại từ chối giám địnhtrong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định dẫn giải đối với người bị hại, dẫn đến trường hợp bị hại không có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; từ chối giám định… nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng không cưỡng chế được, làm cho việc xử lý vụ án bị kéo dài hoặc bế tắc.

Khắc phục tình trạng trên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể các trường hợp phải trưng cầu giám định và dẫn giải đối với người bị hại như sau:

Tại khoản 4 Điều 206 quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, trong đó có quy định đối với trường hợp về “Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động”.

Tại điểm a khoản 4 Điều 62 quy định về trường hợp đối với người bị hại như sau:

“Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải”…

Tại điểm b khoản 2 Điều 127 quy định đối với trường hợp áp giải, dẫn giải như sau: “Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan”…

Như vậy, theo các quy định nói trên, thì các trường hợp gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác mà người bị hại có đơn yêu cầu xử lý thì cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định là chuyện đương nhiên. Còn các trường hợp gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác có khả năng phải xử lý hình sự, nhưng người bị hại từ chối giám định, thì cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải trưng cầu giám định. Nếu người bị hại từ chối việc giám định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải dẫn giải để giám định./.

Lê Đức Khanh

VKSND Thừ Thiên Huế



Tham khảo thêm:

1900.0191