Khởi kiện thành viên công ty phải thi hành án sau khi giải thể

Khởi kiện thành viên công ty phải thi hành án sau khi giải thể

 

 

Công ty chúng tôi được thi hành án theo quyết định ngày 02/04/2004 của Tòa án nhân dân TP.HCM, theo quyết định thi hành án ngày 17/4/2006 công ty A phải có trách nhiệm trả cho công ty chúng tôi khoản tiền 2.014.399.856 đồng vốn và lãi phát sinh nhưng mới chỉ thanh toán 100.000.000 triệu đồng. Chúng tôi đã nhiều lần có đơn yêu cầu thi hành án để đòi lại tiền nợ thì Cục Thi hành án dân sự TP.HCM trả lời rằng công ty A đã giải thể, không còn tài sản để thi hành án. Đến 6/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cung cấp văn bản thông báo rằng công ty A đã giải thể từ ngày 17/8/2011 và có xác định trách nhiệm pháp lý của các thành viên trong công ty A sau khi doanh nghiệp giải thể trong thời gian là 3 năm kể từ ngày giải thể trên. Chi cục Thuế Quận 10 đã cung cấp hồ sơ của công ty A trong đó có quy định rõ trách nhiệm pháp lý sau giải thể của các thành viên trong đó ông B là đại diện pháp luật của công ty A và số dư vốn chủ sở hữu cuối năm còn lại là: 5.000.000.000 đồng (năm tỉ đồng). Việc công ty A do ông B làm Giám đốc đã có sự gian dối trong việc lập hồ sơ, lén lút hoàn tất việc giải thể doanh nghiệp khi chưa trả nợ đầy đủ cho công ty chúng tôi.

Xin hỏi: Công ty chúng tôi có được quyền khởi kiện ông B là đại diện pháp luật của công ty A và các thành viên của Hội đồng thành viên của công ty A có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền nợ nói trên không? Xin chân thành cảm ơn.

 

Gửi bởi: Trần Quang Thoại

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo nội dung vụ việc thì công ty A là người phải thi hành án, tuy nhiên khi chưa thi hành án xong thì công ty giải thể. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã cung cấp văn bản thông báo rằng công ty A đã giải thể từ ngày 17/8/2011 và có xác định trách nhiệm pháp lý của các thành viên trong công ty A sau khi doanh nghiệp giải thể trong thời gian là 3 năm kể từ ngày giải thể trên. Chi cục Thuế Quận 10 đã cung cấp hồ sơ của công ty A trong đó có quy định rõ trách nhiệm pháp lý sau giải thể của các thành viên và số dư vốn chủ sở hữu cuối năm còn lại là: 5.000.000.000 đồng (năm tỉ đồng). Việc công ty A do ông B làm Giám đốc đã hoàn tất việc giải thể doanh nghiệp khi chưa trả nợ đầy đủ. Công ty A có sự gian dối trong việc lập hồ sơ giải thể để trốn nợ, khi so sánh hồ sơ do Chi cục Thuế Quận 10 cung cấp đã khẳng định nội dung hồ sơ giải thể công ty A không đảm bảo tính trung thực và tính chính xác, nên các thành viên của Hội đồng thành viên công ty A phải liên đới chịu trách nhiệm. Theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp: Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 4 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.

Việc công ty A đã có sự gian dối trong việc lập hồ sơ giải thể doanh nghiệp nhằm mục đích để trốn tránh trách nhiệm trả nợ cho công ty bạn thì công ty bạn khởi kiện ông B là đại diện pháp luật của công ty A và các thành viên của Hội đồng thành viên của công ty A có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền nợ nói trên là cần thiết để bảo đảm quyền lợi của mình.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự

Nghị định 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp

Trả lời bởi: Lê Anh Tuấn – Tổng cục Thi hành án dân sự

Tham khảo thêm:

1900.0191