Chia di sản thừa kế khi anh trai chết không để lại di chúc

Chia di sản thừa kế khi anh trai chết không để lại di chúc

 

Anh trai tôi đã mất hiện tại tài sản còn lại là nhà và đất ở. Trước khi anh trai mình kết hôn ba mẹ mình có cho anh một thửa đất, làm sổ đỏ anh đứng tên. Sau khi kết hôn có làm nhà trên thửa đất đó. Giờ anh tôi mất đột ngột không có di chúc để lại tài sản. Người vợ muốn gia đình mình làm thủ tục sang tên cho chị ấy. Gia đình tôi không chấp nhận chỉ đồng ý để khi cháu tôi đủ 18 tuổi sẽ sang tên lại cho cháu. Nhưng chị ấy không đồng ý, viết đơn kiện buộc gia đình tôi phải sang tên cho chị. Vậy chị có đủ thẩm quyền tự ý sang tên mà không cần sự đồng ý của gia đình mình không? Tài sản đó chị ấy có quyền thừa hưởng hay chỉ cháu tôi mới được thừa hưởng?

Gửi bởi: Phan thị phượng

Trả lời có tính chất tham khảo

Thứ nhất, Vì anh trai bạn mất không có di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì những người được hưởng thừa kế trong trường hợp này là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết, những người thừa kế sẽ được hưởng phần thừa kế bằng nhau. Theo những thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi có thể tạm thời xác định những người được hưởng thừa kế của anh bạn là bố mẹ bạn, vợ và con của anh bạn.

Thứ hai, theo thông tin bạn cung cấp thì thửa đất trên anh bạn được tặng cho riêng trước thời kỳ hôn nhân nên thuộc sở hữu riêng của anh trai bạn.

Căn nhà xây dựng trên đất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên được coi là tài sản chung vợ chồng theo quy định tại khoản 1 điều 33 và điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014.

Như vậy, di sản thừa kế khi anh bạn mất trong trường hợp này gồm mảnh đất và một nửa giá trị căn nhà trên. Khi hoàn tất thủ tục thừa kế thì tài sản trên thuộc sở hữu chung của những người thừa kế. Vì vậy, chị dâu bạn không có quyền tự sang tên mảnh đất trên cho mình nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của những người đồng thừa kế khác (gồm bố mẹ bạn, cháu bạn)

 

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Luật 52/2014/QH13 Hôn nhân và gia đình (Còn hiệu lực)

 

Tham khảo thêm:

1900.0191