Khái niệm phụ lục Hợp đồng
Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về phụ lục hợp đồng tại Điều 403 như sau:
Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Qua quy định trên, có thể hiểu phụ lục hợp đồng là phần tài liệu kèm theo hợp đồng nhằm quy đinh chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung điều khoản trong hợp đồng. Thực chất, phụ lục chính là những điểu khoản hợp đồng, được bổ sung kèm theo hợp đồng chính. Về thời điểm lập, phụ lục hợp đồng thường được lập cùng lúc với thời điểm soạn thảo hợp đồng hoặc được lập sau một khoảng thời gian thực hiện hợp đồng và các bên thấy cần sửa đổi, bổ sung một hay một số điều khoản hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng và do đó được thực hiện song song cùng quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Điều khoản trong phụ lục không có hiệu lực nếu các bên không chấp nhận;
- Điều khoản trong phụ lục có hiệu lực, coi như điều khoản trong hợp đồng đã được sửa đổi nếu các bên chấp nhận;
- Các bên có thỏa thuận khác.
Tham khảo thêm:
- Thu phí công chứng khi ký phụ lục Hợp đồng thế chấp để định giá lại tài sản thế chấp
- Mẫu Phụ lục Hợp đồng lao động 2019
- Phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng
- Phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế
- Công văn đề nghị ký phụ lục hợp đồng
- Phụ lục hợp đồng lần 2
- Phụ lục hợp đồng ăn uống
- Phụ lục hợp đồng bổ sung
- Phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá
- Phụ lục hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa
- Phụ lục hợp đồng cho thuê nhà