Bản chất pháp lý của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện công việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác. Bản chất của ủy thác mua bán hàng hóa là một quan hệ hợp đồng.

Bản chất pháp lý của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam

Theo nguồn gốc ban đầu của hợp đồng, thì đó là sự xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ pháp lý. Trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa là các quyền, nghĩa vụ liên quan đến công việc mua bán hàng hóa, được tiến hành trên cơ sở thoả thuận uỷ thác giữa hai bên, bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác.

Luật Thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, song với biểu hiện đầy đủ các yếu tố của hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện công việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

Như vậy, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập trên cơ sở có đề nghị giao kết và có chấp nhận đề nghị giao kết hay thoả thuận được tạo ra và xác định bởi nghĩa vụ về công việc mua, bán hàng hoá có điều kiện giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác.

Để hiểu rõ hơn về bản chất của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, kính mời độc giả đón đọc bài viết “Bản chất pháp lý của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền đăng Tạp chí phát hành hàng tháng Số tháng 6 [267] của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

Bùi Huyền

Bài liên quan:

1900.0191