Hợp đồng cung cấp thực phẩm cho nhà hàng định kỳ

Hợp đồng cung cấp thực phẩm cho nhà hàng định kỳ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc

……,ngày …..tháng……năm…….

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP THỰC PHẨM CHO NHÀ HÀNG ĐỊNH KỲ

Số:……./HĐCCTPCNĐK

  • Căn cứ Luật thương mại của nước CHXHCN Việt Nam ký ngày 28 tháng 6 năm 2017;
  • Căn cứ Luật dân sự  của nước CHXHCN Việt Nam kí ngày 24  tháng 1  năm 2015;
  • Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng của hai bên

Hôm nay ngày ….. tháng…..năm….., tại địa chỉ…………., chúng tôi bao gồm:

Bên A: Công ty cổ phầnThương mại dịch vụ A

 Địa chỉ:

Điện thoại: ……………….. Fax…………..

Số ĐKKD: …………………………….Cấp ngày……../……../…….

Mã số thuế: ………………………..

Đại diện pháp luật : Nguyễn Thị C

Chức vụ: Chủ tịch công ty

Số tài khoản:………………………….

Ngân hàng:………………………….

Bên B: Nhà hàng Yakimono

Địa chỉ:

Điện thoại: ………………….. Fax………………

Số ĐKKD: …………………………….Cấp ngày……../……../…….

Đại diện: Nguyễn Văn Giang

Chức vụ : Quản lí nhà hàng

Số tài khoản:…………………….

Ngân hàng:…………………………

Cùng bàn bạc thống nhất đưa ra các thỏa thuận sau đây:

Điều 1: Nội dung thỏa thuận

Bên A sẽ cung cấp thực phẩm đông lạnh  mà bên B yêu cầu cho bên B định kì hàng tuần.

Điều 2. Chất lượng hàng hóa

Chất lượng hàng hóa thực phẩm phải đúng theo quy định của nhà nước và thỏa thuận của các bên.

Điều 3. Quy cách đóng gói và bảo quản hàng hóa

Đối với hàng thực phẩm đông lạnh, yêu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ phù hợp nên sẽ được đóng gói cùng các loại vật liệu giữ lạnh. Các vật liệu giữ lạnh bao gồm:

-Khí hóa lỏng
– Đá khô: được quấn trong giấy báo với lượng đá khô phù hợp cho mỗi mặt hàng
– Đá ướt: Đá ướt được để trong túi nylong để tránh bị chảy nước trong qua trình vận chuyển

Dưới đây là tiêu chuẩn nhiệt độ cho mỗi mặt hàng:

– Hải sản đông lạnh: -18 đến -22 độ C
– Thực phẩm thịt     :  -5 đến + 5 độ C
– Trái cây, củ, quả: +2 đến +12 độ C

Điều 4. Các chứng từ bên A cần chuẩn bị

Khi xuất khẩu hàng hóa thực phẩm, rau củ đông lạnh, Bên A cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ như sau:

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Bản quy cách đóng gói (Packing list)

– Chứng nhận xuất xử – CO (nếu có)

– Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 5. Giá cả và số lượng

(tính bằng tiền Việt Nam đồng, đã bao gồm 10% VAT)

STTTên hàng hóaĐVTSố lượngThành tiền
1Dẻ sườn bò MỹKG  
2Lõi vai bò MỹKG  
3Mực trứngKG  
4Bạch tuộcKG  
5Thịt ba chỉ heoKG  
….…………………….……………………… 
VAT  10% 
Tổng 

 Đơn giá mặt hàng trên được ghi rõ trong bảng kê , nếu có thay đổi về giá các bên sẽ tiến hành thông báo cho nhau ngay khi áp giá điều chỉnh mới.

Điều 6. Thời gian đặt hàng

Hàng ngày bên B sẽ đặt hàng trước 1 ngày và gửi mail cho bên A để xác nhận thời gian đặt hàng và thông báo cho bên A chuẩn bị thực phẩm.

Điều 7. Phương thức giao và nhận hàng

7.1. Thời gian giao-nhận

Sau khi xác nhận mail của Bên B, Bên có thời gian chuẩn bị hàng 1 ngày, sau đó Bên A giao hàng cho Bên B vào 7h00 sáng ngày hôm sau.

7.2. Vận chuyển

Phương tiện vận chyển và chi phí đi lại sẽ do bên A chịu.

Điều 8. Địa điểm nhận hàng

-Bên A giao hàng cho bên B tại nhà hàng Yakimono.

Điều 9. Biên bản nhập kho

Khi bên A giao hàng cho bên B cần có giấy tờ bàn giao, xác nhận đã giao-nhận hàng.

Điều 10. Hoàn trả hàng

Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).

Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.

Điều 11. Phương thức thanh toán

Mùng 10 hàng tháng trong các ngày làm việc, Bên B sẽ trả qua tài khoản ngân hàng của Bên A mà Bên A đã gửi thông tin.

-Nếu mùng 10 hàng tháng mà rơi vào thứ bảy hoặc chủ nhật, thì bên B sẽ thanh toán vào ngày thứ hai của tuàn tiếp theo.

-Trong khoản 5-7 ngày làm việc thì bên A phải xuất hóa đơn VAT cũng như chứng từ  để gửi cho bên B.

Điều 12. Trách nhiệm của các bên

12.1. Trách nhiệm của bên A

-Bên A có trách nhiệm giao hàng đúng số lượng, đúng ngày, đúng địa điểm.

-Đảm bảo chất lượng thực phẩm.

12.2. Trách nhiệm của bên B

-Đặt hàng đúng ngày

– Tạo điều kiện cho việc vận chuyển, nhập kho bảo quản diễn ra dễ dàng hơn

– Kiểm tra đúng số lượng, chất lượng.

Điều 13. Phạt vi phạm

-Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới 5% giá trị của hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 8%).

-Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 14. Bồi thường thiệt hại

-Nếu bên A có hành vi gây ra thiệt hại lớn cho bên B thì Bên A sẽ phải bồi thường đúng mức bồi thường dựa theo sự việc xảy ra.

-Phạm vi bồi thường thiệt hại sẽ dừng ở hành vi bên A gây thiệt hại trực tiếp cho bên B.

Điều15. Chấm dứt hợp đồng

Khi bên A không đảm bảo yêu cầu công việc hoặc có sự thay đổi khác thì phải báo lại cho bên B trước 1 tháng.

Điều 16. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký, được làm thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ …bản, Bên B giữ … bản. 

Kí tên AKí tên B
1900.0191