CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2020
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HOA QUẢ, TRÁI CÂY
Số:24/2020/HĐMB
Hôm nay, ngày 22 tháng 07 năm 2020. Chúng tôi gồm có:
Bên người sản xuất (Sau đây gọi tắt là bên A):
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………….
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Số điện thoại: …………………………………………………………..
Số tài khoản: …………………………………………………………..
Đại diện: ……………………………….. Chức vụ : ………………….
Căn cứ đại diện: ……………………………………………………….
Bên công ty mua hàng hoá (Sau đây gọi tắt là bên B):
Tên công ty :…………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………….
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Số điện thoại: …………………………………………………………..
Số tài khoản: …………………………………………………………..
Đại diện: ……………………………….. Chức vụ : ………………….
Căn cứ đại diện: ……………………………………………………….
Bằng hợp đồng này bên A đã thoả thuận bán cho bên B hoa quả, trái cây theo các điều khoản sau đây:
Điều 1: Phạm vi giao dịch
Bên A đồng ý bán những loại rau củ quả được liệt kê trong Bảng sau:
STT | Tên mặt hàng | Chất lượng | Giá | Số lượng | Thành tiền | Ghi chú |
1. | ||||||
2. | ||||||
… |
Tổng:……………….. VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng)
Cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm……………
Điều 2: Tiêu chuẩn hàng hoá
Số hoa quả, trái cây mà bên A bán cho bên B trong bảng trên được xác định theo những tiêu chí sau:
2.1. Chất lượng hàng hoá
– Hàng hoá phải đảm bảo đúng chủng loại, số lượng theo như đã nêu ở Điều 1.
– Hàng hoá phải nguyên vẹn, không dập, nát hoặc bị sâu bệnh, giữ được độ tươi, màu sắc giống với lúc còn trên cây.
– Tình trạng bảo quản: ……………………………………………………
– Tình trạng lúc giao nhận: ………………………………………………..
– Các giấy tờ chứng minh chất lượng đạt chuẩn của hàng hoá theo như các bên thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
2.2. Quy cách đóng gói
– Hàng hoá được đóng gói trong những hộp xốp có kích thước…….
– Hàng hoá phải được đóng gói, sắp xếp cẩn thận đảm bảo không bị hư hỏng hoặc thất thoát trong quá trình vận chuyển.
– Đóng gói riêng các loại hàng hoá khác nhau vào những hộp khác nhau.
2.3. Bao bì đóng gói
– Bên ngoài mỗi hộp xốp phải ghi rõ và đầy đủ các thông tin sau: Tên địa chỉ sản xuất, tên hàng hoá, số lượng, trọng lượng, cách bảo quản, ngày thu hoạch và thời gian bảo quản.
– Những lưu ý thêm về hàng hoá ( như hàng dễ vỡ).
2.4. Phương tiện vận chuyển
– Phương tiện vận chuyển sẽ do bên A chuẩn bị và chịu trách nhiệm chi trả.
– Phương tiện phải đảm bảo đáp ứng được đúng thời gian hai bên thoả thuận giao nhận.
– Phù hợp cho việc vận chuyển loại hàng hoá này ( không gây hư hỏng, thất thoát trong quá trình vận chuyển).
Điều 3: Phương thức giao nhận
– Bên A sẽ chuyển toàn bộ số lượng hàng hoá như đã quy định tại Điều 1 cho bên B bằng phương tiện vận chuyển cho bên A tự chuẩn bị.
– Trong quá trình vận chuyển, bên A phải luôn đảm bảo tiêu chuẩn các hộp xốp phù hợp để không gây ảnh hưởng tới chất lượng của hàng hoá bên trong.
– Thời gian giao nhận: Bên A và bên B thỏa thuận thời gian giao nhận hàng hóa. Bên A thông báo lịch nhận hàng cụ thể cho bên B trước thời gian thu hoạch ít nhất 5 ngày để Bên B chuẩn bị. Nếu “độ chín” của hàng nông sản sớm lên hay muộn đi so với lịch đã thỏa thuận trước thì bên B đề nghị bên A xem xét chung toàn vùng để có thể điều chỉnh lịch giao hàng có lợi nhất cho hai bên.
– Địa điểm giao nhận: Tại trụ sở công ty B, địa chỉ ………………………..
– Bên B sẽ chuẩn bị trước địa điểm nhận hàng để quá trình giao nhận diễn ra thuận lợi.
– Cùng với việc giao hàng hoá trên, bên A cung cấp cho bên B toàn bộ giấy tờ chứng minh hàng hoá đã giao đạt tiêu chuẩn chất lượng như đã thoả thuận và như theo quy định pháp luật; giấy tờ chứng minh nguồn gốc của hàng hoá.
– Trước khi nhận hàng, bên B sẽ kiểm tra chất lượng các loại hoa quả, trái cây lấy từ phương tiện vận chuyển của bên A trước khi nhập kho.
– Sau khi bàn giao toàn bộ hàng hoá như đã thoả thuận, hai bên phải lập biên bản chứng từ ghi nhận việc bàn giao và nhập kho có chữ ký xác nhận của cả hai bên.
Điều 4: Rủi ro
– Trường hợp bên B không tiếp nhận hàng vì lý do chất lượng thì hai bên tiến hành lập biên bản đồng thời gửi mẫu hàng hoá cho cơ quan kiểm tra chất lượng do hai bên thống nhất lựa chọn. Việc lấy mẫu phải thực hiện đúng tiêu chuẩn đã quy định của pháp luật.
Dựa vào kết quả kiểm tra chất lượng lấy mẫu tại phương tiện vận chuyển để xác định trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, bên nào có lỗi phải chịu mọi chi phí phát sinh hợp lệ.
– Tại thời điểm kiểm tra hàng hoá trước khi nhập kho, nếu có dấu hiệu hàng hoá hư hỏng, thất thoát, bên A phải bổ sung hoặc đổi hàng hoá đạt tiêu chuẩn như trong đơn đặt hàng cho bên B, mọi chi phí phát sinh bên A chi trả.
– Trong quá trình vận chuyển, nếu hàng hoá bị thất thoát hoặc bị hư hỏng thì bên A chịu trách nhiệm bồi thường.
– Trong trường hợp vì lý do khách quan khiến việc giao nhận không đảm bảo đúng như thoả thuận thì chi phí phát sinh để khắc phục sẽ do hai bên tự thoả thuận.
– Nếu phương tiện vận chuyển của bên A đến giao hàng theo đơn đặt hàng nhưng vì lý do từ phía bên B mà bên B không tiếp nhận hoặc kéo dài thời gian nhận hàng thì bên B chịu mọi chi phí phát sinh cho bên A bao gồm: cước phí vận chuyển đi về, hao hụt vận chuyển và tiền phạt lưu phương tiện theo quy định pháp luật hiện hành.
– Sau khi nhập kho, mọi hư hỏng, thất thoát hàng hoá, bên A không chịu trách nhiệm.
– Trong quá trình sử dụng hàng hoá, nếu xảy ra thiệt hại, hai bên thực hiện theo đúng cam kết đã quy định tại Điều 13.
Điều 5: Đặt cọc
– Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., bên B có trách nhiệm giao cho bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc bên B sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng này cho bên A khi bên A hoàn thành công việc đã quy định trong Hợp đồng này.
– Trong trường hợp bên A đã hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình mà bên B không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….
– Trong trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho bên B và phải chịu trả thêm một khoản tiền tương đương cho bên B.
– Trong trường hợp các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân, bên B có quyền dùng số tiền này để trừ vào nghĩa vụ thanh toán của mình.
– Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..
Điều 6: Giá trị hợp đồng
– Giá trị đơn hàng hai bên thoả thuận là: ………… VNĐ (Bằng chữ:…………).
– Chi phí trên đã bao gồm:……………………………………………….
– Chi phí trên chưa bao gồm:…………………………………………….
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có sự thay đổi về giá so với mức giá bên A đã thông báo thì bên A sẽ có văn bản thông báo cho bên B để hai bên thoả thuận theo giá mới. Nếu không thoả thuận được thì hai bên tạm ngưng thực hiện hợp đồng.
Điều 7: Thanh toán
– Bên B sẽ thanh toán cho bên A đầy đủ số tiền đã nêu tại Điều 6.
– Thời gian và tiến độ thanh toán: Việc thanh toán giữa hai bên sẽ thực hiện trong 01 lần ngay khi bên B nhận hàng hoá.
– Hình thức thanh toán: Trả tiền mặt hoặc chuyển khoản
Bên B sẽ trả tiền mặt trực tiếp cho ông/ bà:…………… ………………………..
Số chứng minh nhân dân:………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………
Hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng với thông tin :
Số thẻ: ……………. .Tại ngân hàng:…………………………………………Chi nhánh:………………………………
Và có biên lai xác nhận việc thanh toán trên.
Điều 8: Quyền lợi và nghĩa vụ bên A
– Được yêu cầu bên B đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Được thanh toán đầy đủ số tiền đã nêu tại Điều 6 sau khi thực hiện xong Hợp đồng này.
– Phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các công việc đã quy định tại Điều 3 Hợp đồng này.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong Hợp đồng này và theo quy định pháp luật.
Điều 9: Quyền lợi và nghĩa vụ bên B
– Được nhận đầy đủ số lượng hàng hoá như quy định tại Điều 1.
– Được hoàn trả, nhận bổ sung hàng hoá từ phía bên A nếu như phát hiện hàng hoá không đạt yêu cầu đã thoả thuận.
– Được bên A cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh chất lượng đảm bảo của hàng hoá giao dịch.
– Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các công việc đã quy định tại Điều 3 Hợp đồng này.
– Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán như quy định tại Điều 7 Hợp đồng này.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong Hợp đồng này và theo quy định pháp luật.
Điều 10: Phạt vi phạm
– Nếu bên bán vi phạm các quyền và nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là …. tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
– Nếu bên mua vi phạm các quyền và nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là …. tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
Điều 11: Bồi thường thiệt hại
– Trường hợp chậm trễ giao nhận hàng hoá dẫn tới hàng hoá bị hư hỏng, lỗi của bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường với chi phí bằng đúng chi phí cho lượng hàng hoá bị hư hỏng.
– Trong quá trình giao nhận hàng hoá, nếu có thiệt hại xảy ra, lỗi của bên nào thì bên đó chịu hoàn toàn trách nhiệm. Mức bồi thường thiệt hại sẽ được hai bên thoả thuận tại thời điểm xảy ra thiệt hại đó.
– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng gây trở ngại hoặc thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có trách nhiệm khắc phục và tiếp tục thực hiện hợp đồng khi sự kiện hoặc hậu quả của sự kiện bất khả kháng chấm dứt.
Điều 12: Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này nếu xảy ra bất kỳ sự bất đồng nào, bên nảy sinh bất đồng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản. Hai bên sẽ thương lượng để giải quyết các bất đồng đó. Trường hợp các bên không tự thương lượng được thì sự việc sẽ được đưa ra giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 13: Cam kết của hai bên
13.1. Cam kết của bên A
– Những thông tin về đối tượng Hợp đồng và chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin đó.
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
– Trong quá trình sử dụng hàng hoá, nếu xảy ra thiệt hại do lỗi bên A thì bên A chỉ chịu trách nhiệm cho việc gây thiệt hại trực tiếp.
13.2. Cam kết của bên B
– Sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá sau khi
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
– Trong quá trình sử dụng hàng hoá, nếu xảy ra thiệt hại do lỗi bên B thì bên B chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc gây thiệt hại này.
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Điều 14: Chấm dứt hợp đồng
14.1. Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Khi các bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.
– Khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
– Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên.
– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.
14.2. Lý do khách quan chấm dứt Hợp đồng
– Trường hợp có dịch bệnh gây cản trở mọi hoạt động xã hội trong thời gian dài tối thiểu … ngày.
– Quy định pháp luật ban hành có điều cấm liên quan tới việc thực hiện Hợp đồng này.
– Điều kiện thời tiết khắc nghiệt làm hư hỏng nặng hàng hoá hoặc cản trở mọi hoạt động của xã hội.
Điều 15: Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.
Ký tên A Ký tên B