Hợp đồng quản lý tài sản, Hợp đồng quản lý tài sản bảo đảm, Hợp đồng quản lý cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ thương mại, kinh tế khác.
Tài sản là thuật ngữ chỉ rất nhiều các đối tượng có giá trị và được định giá, hy hữu có cả những tài sản có giá trị với một nhóm người nhưng lại vô giá trị với những người khác. Việc quản lý tài sản là dịch vụ được cung cấp khi chủ sở hữu có nhu cầu và mong muốn định hình nhất định cho việc sử dụng tài sản của mình trong tương lai.
Cũng có rất nhiều loại hình dịch vụ, giá cả tương ứng để chủ sở hữu lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của mình. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi gửi tới các bạn bài viết dưới đây và các Mẫu Hợp đồng quản lý tài sản cơ bản được sử dụng thông dụng nhất.
1. Hợp đồng quản lý tài sản là gì
Hợp đồng quản lý tài sản là thoả thuận của các bên trong việc giao và quản lý một số lượng tài sản nhất định theo yêu cầu với những tiêu chí, mục tiêu, hiệu quả đã thống nhất.
Hợp đồng được sử dụng với rất nhiều đối tượng điển hình như nhà đất, xe cộ, tàu thuyền hay các loại tài sản có giá trị khác. Trong một số trường hợp ít có thể là cả các tài khoản ngân hàng, tài khoản tín dụng, tiền mặt, tài sản là động sản hoặc giấy tờ có giá khác.
2. Những lưu ý về điều khoản khi soạn thảo Hợp đồng quản lý tài sản
Hợp đồng quản lý tài sản có rất nhiều trách nhiệm kèm theo bởi đối tượng của hợp đồng có thể là các tài sản lớn đến rất lớn, giá dịch vụ hợp đồng không thể đủ để khoả lấp các trách nhiệm đối với những tài sản này khi quản lý.
Vì thế để đảm bảo an toàn, các bên cần có những thoả thuận thật chi tiết về trách nhiệm, bồi thường và các mức phạt vi phạm hợp đồng nếu có, bên cạnh đó cần có những ràng buộc thêm về sự báo cáo, giám sát, theo dõi trong quá trình thực hiện hợp đồng tránh lạm dụng, lạm quyền dẫn tới xâm hại, hư hỏng tài sản.
3. Mẫu Hợp đồng quản lý tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———–
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN
Số: …/HĐQLTS
- Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
- Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:
Bên A:
Ông/bà: Ngày sinh: Giới tính:
CMND số: Ngày cấp: Nơi cấp:
Địa chỉ thường trú:
Nơi cư trú hiện tại:
Thông tin liên lạc:
Bên B:
Ông/bà: Ngày sinh: Giới tính:
CMND số: Ngày cấp: Nơi cấp:
Địa chỉ thường trú:
Nơi cư trú hiện tại:
Thông tin liên lạc:
Cùng bàn bạc, thống nhất những thỏa thuận sau đây:
Điều 1. Tài sản quản lý
1.1. Bên A đồng ý thuê bên B tiến hành quản lý căn nhà số … thuộc sở hữu của bên A trong thời gian bên A không cư trú tại địa điểm nói trên.
1.2. Mô tả tài sản quản lý: …
Điều 2. Thời hạn quản lý
2.1. Bên A thuê bên B tiến hành quản lý căn nhà trong vòng 18 tháng liên tục, kể từ ngày ký kết hợp đồng tức ngày …/…/… đến ngày …/…/…
2.2. Thời hạn quản lý có thể thay đổi theo thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc trong trường hợp bất khả kháng theo Điều 7 của Hợp đồng này.
Điều 3. Thù lao quản lý và cách thức thanh toán
3.1. Thù lao quản lý: 10.000.000 đồng/tháng (Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn)
3.2. Bên A thực hiện thanh toán thù lao và các khoản chi phí quản lý khác (nếu có) cho bên B bằng hình thức chuyển khoản vào ngày mùng 5 hàng tháng. Thông tin tài khoản thanh toán của các bên như sau:
Số tài khoản của bên A:
Chủ tài khoản: …
Số tài khoản: …
Ngân hàng: …
Chi nhánh: …
Số tài khoản của bên B:
Chủ tài khoản: …
Số tài khoản: …
Ngân hàng: …
Chi nhánh: …
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên A
– Được thanh toán thù lao quản lý đầy đủ, đúng hạn;
– Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản;
– Không phải chịu trách nhiệm về những hư hỏng, khấu hao tự nhiên của tài sản;
– Trực tiếp, không ủy quyền tiến hành quản lý tài sản;
– Giữ gìn, bảo quản tài sản quản lý như tài sản của chính mình;
– Thông báo định kỳ hàng tháng về tình trạng tài sản và tình hình quản lý;
– Thông báo kịp thời về những hư hỏng cần sớm sửa chữa, khắc phục;
– Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng hư hỏng tài sản (nếu có);
– Bàn giao tài sản cho bên A khi hết hạn hợp đồng.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên B
– Được thông báo định kỳ hàng tháng về tình trạng tài sản và tình hình quản lý;
– Được thông báo kịp thời về những hư hỏng cần sớm sửa chữa, khắc phục;
– Quyết định thời điểm, thời hạn và phương thức sửa chữa, khắc phục hư hỏng tài sản (nếu có);
– Thanh toán thù lao và các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản đầy đủ, đúng hạn;
– Cam kết về tính xác thực của các loại tài liệu, giấy tờ liên quan đến tài sản quản.lý;
– Bàn giao tài sản và tài liệu, giấy tờ liên quan cho bên B tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Điều 6. Vi phạm hợp đồng
6.1. Bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại trực tiếp phát sinh từ hành vi vi phạm của mình, theo nguyên tắc xác định thiệt hại sau:
– Các khoản chi phí phải trả để chứng minh thiệt hại thực tế;
– Các khoản chi phí nhằm khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm;
– Các khoản thu nhập, lợi nhuận (nếu có) bị mất đi do hành vi vi phạm.
6.2. Ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm theo các mức phạt sau:
– Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán thù lao quản lý: … đồng
– Phạt vi phạm nghĩa vụ bàn giao tài sản quản lý: … đồng
– Phạt vi phạm nghĩa vụ quản lý tài sản: … đồng
– Phạt vi phạm nội dung của hợp đồng: … đồng
Điều 7. Bất khả kháng
7.1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
7.2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hưởng phải thông báo kịp thời cho bên còn lại biết, muộn nhất là 07 ngày kể từ thời điểm ghi nhận sự kiện bất khả kháng. Bên bị ảnh hưởng do bất khả kháng nếu có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải chứng minh hậu quả của bất khả kháng. Trường hợp chứng minh được thì bên bị ảnh hưởng do bất khả kháng không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Điều 8. Giải quyết tranh chấp
8.1. Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.
8.2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày phát sinh tranh chấp mà các bên không thương lượng, hòa giải được thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.
Điều 9. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt theo một trong các trường hợp sau:
– Hết hạn hợp đồng mà các bên không gia hạn;
– Theo thỏa thuận thay đổi thời hạn hợp đồng bằng văn bản (nếu có);
– Một trong các bên chết hoặc mất tích;
– Một trong các bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng khiến hợp đồng không thể tiếp tục được thực hiện.
Điều 10. Hiệu lực hợp đồng
10.1. Hợp đồng có hiệu lực 18 tháng, kể từ ngày ký.
10.2. Hợp đồng gồm 04 (bốn) trang, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.
10.3. Đính kèm Hợp đồng này là bản sao có chứng thực các loại tài liệu, giấy tờ sau:
– 01 (một) bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
– 01 (một) bản CMND của bên A;
– 01 (một) bản CMND của bên B.
10.4. Trường hợp có thỏa thuận thay đổi nội dung của Hợp đồng này thì thỏa thuận phải được lập thành văn bản Phụ lục hợp đồng, có chữ ký của cả hai bên. Các Phụ lục (nếu có) và tài liệu, giấy tờ đính kèm hợp đồng được xem là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng này.
Bên A Bên B
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
4. Mẫu Hợp đồng dịch vụ quản lý tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN
Số: …/…
Căn cứ:
– Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn;
– Theo ý chí của các bên.
Hôm nay, ngày …, chúng tôi gồm:
A. BÊN A (Bên chủ sở hữu tài sản)
– Ông/bà:
– Địa chỉ:
– Số điện thoại:
– Số cccd: Ngày cấp: Nơi cấp:
B. BÊN B (Bên quản lý tài sản)
– Công ty:
– Địa chỉ:
– Số điện thoại:
– Mã số đăng ký doanh nghiệp:
– Người đại diện: Chức vụ: Số điện thoại:
Hai bên đồng ý ký kết Hợp đồng quản lý tài sản với những nội dung sau:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng
1. Bên A thuê Bên B quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình như sau:
STT | Tên tài sản | Đơn vị tính | Số lượng | Khối lượng | Hiện trạng | Giá trị |
Tổng cộng |
2. Tổng giá trị tài sản là: …VNĐ (bằng chữ …)
Điều 2: Thực hiện hợp đồng
1. Hợp đồng có giá trị thực hiện trong vòng 01 năm tính từ ngày ký;
2. Vào ngày hết hạn hợp đồng, nếu Bên A không nhận lại tài sản bảo quản và không gia hạn hợp đồng thì hợp đồng được xem là quá hạn và Bên A phải chịu phí bảo quản tài sản quá hạn tương đương 150% phí bảo quản tài sản theo hợp đồng này;
3. Bên B thực hiện công việc quản lý, bảo đảm nguyên vẹn tài sản được bảo quản;
4. Trong trường hợp Bên B làm mất tài sản thì phải bồi thường 100% giá trị tài sản tại thời điểm bồi thường;
5. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên A có quyền yêu cầu nhận lại một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo quản.
Điều 3: Chi phí và thanh toán
1. Phí bảo quản tài sản là …VNĐ, được thanh toán theo … đợt:
– Đợt 1:
– Đợt 2:
…
2. Phương thức thanh toán:
3. Các chi phí khác: …
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên A
1. Yêu cầu Bên B trả lại tài sản khi hết hạn hợp đồng;
2. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho Bên B trước ít nhất … ngày và vẫn thanh toán đủ phí quản lý tài sản như đã thỏa thuận;
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu Bên B làm mất, hư hỏng tài sản bảo quản, trừ trường hợp bất khả kháng;
4. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ, tính thật, giả của tài sản gửi tại Bên B;
5. Cung cấp cho Bên B thông tin tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp ngay thời điểm gửi bảo quản, chịu trách nhiệm nếu tài sản bị hư hỏng do không cung cấp thông tin bảo quản chính xác và bồi thường thiệt hại cho Bên B nếu có thiệt hại xảy ra;
6. Thanh toán phí quản lý tài sản đúng và đủ theo hợp đồng;
7. Nhận lại tài sản quản lý đúng thời hạn, trường hợp chậm nhận thì phải chịu mức áp dụng đối với tài sản quá hạn theo Khoản 2 Điều 2 hợp đồng này;
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng .
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
1. Yêu cầu Bên A thông báo về tình trạng, số lượng, chất lượng và cách thức bảo quản tài sản;
2. Yêu cầu Bên A thanh toán theo thỏa thuận;
3. Yêu cầu Bên A nhận tài sản đúng thời hạn;
4. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho Bên A theo đúng tình trạng như khi nhận quản lý; đảm bảo bí mật, an toàn, nếu làm mất, hư hỏng phải bồi thường thiệt hại cho Bên A
5. Bàn giao lại tài sản quản lý cho Bên A khi hợp đồng hết hạn;
6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng này.
Điều 6: Đơn phương chấm dứt hợp đồng
1. Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với Bên A:
–
–
…
2. Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với Bên B:
–
–
…
Điều 7: Điều khoản giải quyết tranh chấp
1. Mọi vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng mà hai bên không thống nhất cách giải quyết thì được xem là tranh chấp và sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hòa giải không quá 03 (ba) lần;
2. Nếu quá 03 (ba) lần mà hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận chung, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết trước tòa án.
Điều 8: Trường hợp bất khả kháng
1. Mọi sự kiện phát sinh nằm ngoài ý chí chủ quan của hai bên và không bên nào có thể lường trước và không thể khắc phục được bằng mọi biện pháp và khả năng cho phép bao gồm: chiến tranh, tai nạn, nội chiến, đình công, cấm vận, thiên tai …. được xem là sự kiện bất khả kháng;
2. Nếu một trong hai bên vì sự kiện bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thì không bị truy cứu các trách nhiệm phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng;
3. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp sự kiện phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên còn lại trong khoảng thời gian … ngày kể từ ngày biết có sự kiện bất khả kháng xảy ra và phải áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn trong khả năng để khắc phục thiệt hại;
4. Trong trường hợp bên gặp sự kiện bất khả kháng vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng mà không thực hiện thủ tục thông báo như đã nêu trên hoặc không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được quy định tại hợp đồng này.
Điều 9: Phạt vi phạm và bồi thường
1. Một trong các bên nếu vi phạm các điều khoản của hợp đồng thì áp dụng các mức phạt vi phạm với mức …VNĐ;
2. Bất kỳ bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì sẽ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra;
3. Thời hạn thanh toán tiền phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại là sau 30 ngày, kể từ ngày bên vi phạm nhận được văn bản thông báo về tiền phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại từ bên bị vi phạm.
Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Điều 10: Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng tạm ngừng hiệu lực trong các trường hợp sau:
–
–
…
2. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
–
–
…
Điều 11: Hiệu lực hợp đồng
1. Hợp đồng có hiệu lực tính từ thời điểm ký;
2. Hợp đồng bao gồm … trang, được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.