Hợp đồng xuất khẩu rượu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc
……,ngày …..tháng……năm…….
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU RƯỢU
Số:……./HĐXKR
- Căn cứ Luật thương mại của nước CHXHCN Việt Nam ký ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam kí ngày 24 tháng 1 năm 2015;
- Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán Quốc tế Hàng hoá (United Nations Convention on Contracts for International Sales of Goods, Vienna 1980 – CISG)
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng của hai bên
Hôm nay ngày ….. tháng…..năm….., tại địa chỉ…………., chúng tôi bao gồm:
Bên A: Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ A
Trụ sở :
Điện thoại: ………………………….. Fax…………………………….
Số ĐKKD: …………………………….Cấp ngày……../……../…….
Mã số thuế: ………………………………………………………………
Đại diện pháp luật : Nguyễn Thị C
Chức vụ: Chủ tịch công ty
Số tài khoản:……………………………………………………………………………..
Ngân hàng:…………………………………………………………………………………
Bên B: Công ty TNHH quốc tế B
Trụ sở:
Điện thoại: ………………………….. Fax…………………………….
Số ĐKKD: …………………………….Cấp ngày……../……../…….
Đại diện: Nguyễn Văn Giang
Chức vụ : Giám đốc công ty
Số tài khoản:……………………………………………………………………………..
Ngân hàng:…………………………………………………………………………………
Cùng bàn bạc thống nhất đưa ra các thỏa thuận sau đây:
Điều 1. Nội dung thỏa thuận
Bên A sẽ xuất khẩu mặt hàng rượu sang cho Bên B.
Điều 2. Đối tượng hợp đồng
Rượu Vodka Absolut
Điều 3. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
3.1. Kiểm nghiệm rượu theo chỉ tiêu cảm quan
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức công bố |
1 | Trạng thái | Trong, không vẩn đục, không có cặn | |
2 | Mùi | Thơm, đặc trưng của nguyên liệu và sản phẩm lên men | |
3 | Vị | Không có vị lạ, êm dịu | |
4 | Màu sắc | Không màu hoặc trắng trong |
3.2 Kiểm nghiệm rượu theo chỉ tiêu lý hóa
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức công bố |
1 | Hàm lượng methanol trong 1l ethanal 1000 không lớn hơn | % | 0.1 |
2 | Hàm lượng Ethanol ở 200C | % | Theo tiêu chuẩn đã được công bố của nhà sản xuất |
3 | Hàm lượng este không lớn hơn | % | 200 |
4 | Hàm lượng Aldehyde trong 1l rượu 10000 không lớn hơn | % | 50 |
3.3 Kiểm nghiệm rượu theo chỉ tiêu vi sinh
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức tối đa |
1 | Tổng số vi sinh vật hiếu khí | CFU/ml | 1000 |
3 | Escherichia coli | MPN/ml | 0 |
4 | Clostridium perfringens | CFU/ml | 0 |
6 | Tổng số bào tử nấm mốc– men | CFU/ml | 102 |
3.4 Kiểm nghiệm rượu theo hàm lượng kim loại nặng
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức tối đa |
1 | Pb (Chì) | mg/l | 0,5 |
2 | Đồng (Cu) | mg/l | 5,0 |
3 | Asen | mg/l | 0,2 |
4 | Kẽm (Zn) | mg/l | 2,0 |
5 | Thủy ngân (Hg) | mg/l | 0,05 |
6 | Cadimi (Cd) | mg/l | 1 |
Điều 4. Mô tả sản phẩm
-Tên sản phẩm : Rượu Vodka Absolut
-Nồng độ : 40%
-Thành phần chính : nước và lúa mì mùa đông. Nguồn nước đến từ một cái giếng sâu ở Ahus nơi nó được bảo vệ khỏi mọi tạp chất. Nguyên liệu lúa mì mùa đông khác với các loại cây trồng khác. Nó được gieo vào mùa thu và được thu hoạch vào mùa tiếp theo. Trong suốt mùa vụ, nó được phát triển dưới lớp tuyết dày của mùa đông Thụy Điển. Vì thế nó phát triển được hạt cứng của nó. Ngoài ra, việc sử dụng phân bón nhờ thế cũng được giảm thiểu rất nhiều.
-Thể tích : 750ml
-Xuất xứ : Việt Nam
Điều 5. Đơn giá, Số lượng
STT | Sản phẩm | ĐVT | Số lượng | Giá tiền |
1 | Rượu Vodka Absolut | chai | ………… | ……..usd |
Tổng tiền |
Điều 6. Điều chỉnh giá cả
– Giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng, nhưng có thể được xem xét lại sau này, vào lúc giao hàng,…khi giá trị trường của hàng hóa đó có sự biến động tới một mức nhất định .
-Trong trường hợp này, các bên phải quy định giá gốc, tỷ lệ biến động, thời gian định lại giá, nguồn tài liệu tham khảo.
Điều 7. Bao bì đóng gói, ghi nhãn
7.1. Chai đựng rượu được đậy bằng các loại nút pôliêtilen, nắp nhựa vặn chặt (có ren), nắp nhôm dập hay nắp nhôm vặn chặt (có ren), kèm theo các nắp phải có miếng đệm hay nắp phụ bằng lie, cactông tráng pôliêtilen hoặc bằng pôliêtilen. Nút và nắp phải đảm bảo kín, không chảy rượu. Các chai khi đóng rượu xong phải được niêm lại.
7.2. Vật liệu làm nút và nắp không được ảnh hưởng đến chất lượng rượu.
7.3. Trên chai phải dán nhãn. Nhãn không được bong, không được mốc, không được nhăn khi để lâu. Trên nhãn ghi:
– tên gọi của rượu;
– tên gọi hay ký hiệu của nhà máy;
– hàm lượng rượu (độ rượu) tính bằng phần trăm thể tích;
– lượng rượu đựng trong chai;
– số hiệu của tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật của rượu.
7.4. Các chai đựng rượu được đựng vào các hòm gỗ hoặc hòm các tông. Khi xếp chai vào hòm, mỗi chai phải được bọc bằng một lớp giấy.
7.5. Hòm đựng bằng gỗ hoặc các tông phải theo đúng các yêu cầu của các tiêu chuẩn về hòm gỗ hoặc các tông. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn thì phải theo đúng yêu cầu trong các văn bản đã được các cơ quan có thẩm quyền duyệt y hay là trong các hợp đồng ký kết giữa người giao hàng và người nhận hàng. Những yêu cầu đó không được trái với những quy định ghi ở các điều 7.4 – 7.5.
7.6. Hòm gỗ hoặc hòm các tông phải kín, khô ráo, sạch sẽ, không mốc. Kích thước hòm phải tương ứng với kích thước của các chai đựng bên trong. Hòm phải có đai kim loại xiết chặt và niêm lại. Các hòm phải chắc chắn, có lót chèn cẩn thận để tránh vỡ chai, phải thích hợp với việc vận chuyển đường xa (kể cả đường thủy) và qua nhiều lần chuyển tải.
Mức độ kín, mức độ chắc chắn và những yêu cầu cụ thể khác của hòm được quy định trong các hợp đồng giữa người giao hàng và người nhận hàng.
7.7. Vật liệu lót chèn có thể là một trong các vật liệu sau: các tông, vỏ bào, giấy vụn, hay các vật liệu mềm khác dùng lót chèn trong công nghiệp thực phẩm. Các vật liệu lót chèn phải hợp vệ sinh, không làm ảnh hưởng đến chất lượng chai rượu.
7.8. Trên hòm cần ghi:
– tên hoặc ký hiệu của nhà máy sản xuất;
– tên gọi của rượu (hoặc dán nhãn);
– số chai đựng trong hòm và loại dung tích của chai;
– khối lượng toàn bộ của hòm;
– ký hiệu của lô hàng;
– những ký hiệu quy định cho việc bảo quản và vận chuyển rượu.
Tất cả đều dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 379:1970 về Rượu xuất khẩu – Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển bảo quản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành.
Điều 8. Điều kiện giao hàng
a/ Tại cảng giao hàng, hàng hóa sẽ được xếp lên tàu theo tỷ lệ xếp dỡ là [SO LUONG] tấn trong [SO NGAY] làm việc thời tiết thích hợp, 24 tiếng liên tục, chủ nhật và ngày lễ được trừ ra trừ khi những ngày nghỉ này được sử dụng để bốc xếp hàng lên tàu. Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến trước 12 giờ trưa thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu ngay vào lúc 13 giờ cùng ngày. Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến sau 12 giờ trưa nhưng trước giờ tan sở (17 giờ) thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo.
Những vật chèn lót do người mua hoặc chủ tàu cung cấp và chịu phí tổn.
b/ Việc kiểm kiện trên bờ sẽ do người bán thực hiện và chịu phí tổn, việc kiểm kiện trên tàu sẽ do người mua hay chủ tàu chịu trách nhiệm và phí tổn.
c/ Mọi dạng thuế tại cảng giao hàng đều do người bán chịu.
d/ Thưởng phạt do thời gian xếp hàng sẽ được quy định trong hợp đồng thuê tàu.
e/ Tất cả những điều khoản khác sẽ theo hợp đồng thuê tàu .
Điều 9. Thông báo cho bên B về tiến độ giao hàng
Bên A phải thông báo thường xuyên cho Bên B về tình hình lô hàng và phải đảm bảo tiến độ giao hàng theo đúng quy định.
Điều 10. Bảo hiểm
-Hàng hóa phải được bảo hiểm bởi một công ty bảo hiểm được thành lập một cách hợp pháp và có khả năng bảo hiểm mọi rủi ro đối với hàng hóa.
-Rủi ro được bảo hiểm: Mọi rủi ro mất mát vật chất hoặc thiệt hại do các yếu tố bên ngoài gây ra và bao gồm cả rủi ro chiến tranh bạo động, bạo loạn và nổi loại dân sự (đối với các nước có nguy cơ xảy ra chiến tranh, bạo động, bạo loạn cao cần yêu cầu các loại bảo hiểm này)
-Thời gian bảo hiểm: (được thỏa thuận hai bên) nhưng bao gồm cả chuyển tải (nếu có)
Các điều kiện bảo hiểm sẽ tuân theo:
-Người hưởng lợi từ Bảo hiểm: (ghi rõ tên người mua); Khi rủi ro xảy ra khiếu nại được thanh toán tại ….(thông thường nước người mua).
Điều 11: Kiểm tra hàng hóa
– Bên bán phải kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng (Kiểm tra lần 1). Toàn bộ chi phí do Bên A chịu,
-Kiểm tra lần hai do …., chi phí kiểm tra do bên B chịu.
-Sự khác biệt giữa kết quả kiểm tra lần đầu và kết quả kiểm tra lần 2 thì kết quả kiểm tra lần 2 có tính quyết định. Trong trường hợp có sự khác biệt về số lượng hoặc chất lượng (chi tiết của phụ tùng), Bên B có quyền đòi bên A:
+ Gửi ngay lập tức hàng hóa với chất như đã cam kết trong hợp đồng này trong vòng 7 ngày làm việc sau khi nhận được khiếu nại.
+ Thay thế những phần hoặc toàn bộ hàng hóa không đảm bảo bằng những phần hoặc hàng hóa mới, đảm bảo chất lượng theo đúng quy định trong hợp đồng. Các chi phí liên quan do bên A chịu.
Bên A phải giải quyết khiếu nại của bên B trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được khiếu nại.
Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu xét thấy có sự khác biệt nói ở các điều trên của hàng hóa không thể khắc phục được.
Điều 12. Thanh toán
Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang
Bên B sẽ mở 1 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang vào tài khoản của Ngân hàng [TEN NGAN HANG] và yêu cầu những chứng từ chuyển nhượng sau đây để thanh toán.
– Trọn bộ hóa đơn thương mại.
– Trọn bộ vận đơn sạch hàng đã chất lên tàu.
– Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập phát hành.
– Giấy chứng nhận xuất xứ.
– Giấy chứng nhận khử trùng.
– Bảng kê hàng hóa (danh sách đóng gói)
– Giấy chứng nhận vệ sinh trên tàu sẵn sàng cho hàng hóa vào.
-Giấy phép lưu hành tự do (CFS – Certificate off free sale).
-Giấy chứng nhận y tế (HC – Health Certificate)
– Tờ khai hải quan
Điều 13. Trách nhiệm của các bên
13. 1.Trách nhiệm của bên A
-Chịu trách nhiệm về toàn bộ số lượng, chất lượng đối với toàn bộ sản phẩm do bên A cung cấp cho tới khi hàng hóa đến đúng địa điểm giao nhận mà hai bên đã thỏa thuận.
-Bên A có nghĩa vụ giao hàng cho bên B tại địa điểm đã thỏa thuận
-Bên A có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin cần thiết trongviệc bảo quản, sử dụng hàng hóa theo quy định của Hợp đồng trong thỏa thuận.
13. 2. Trách nhiệm bên B
-Bên B có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí mà hai bên đã thỏa thuận
-Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng
-Chịu chi phí bốc dỡ từ trên xe xuống( nếu có) khi bên A vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận.
Điều 14. Điều luật áp dụng
Hợp đồng này sẽ áp dụng theo luật pháp của [TEN NUOC BAN HANH LUAT] .
Điều 15. Giải quyết tranh chấp
-Ưu tiên giải quyết bằng thương lượng
– Nếu sự việc không giải quyế được bằng thương lượng thì sẽ mang ra Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế(VIAC) để giải quyết. Mọi chi phí phát sinh giải quyết tranh chấp sẽ do hai bên thỏa thuận chi trả.
Điều 16. Bất khả kháng
Nếu một trong hai bên ký kết bị ngăn cản trong việc thực hiện hợp đồng vì gặp trường hợp bất khả kháng, như chiến tranh, cháy, lũ lụt, bão, động đất hay các sự kiện khác do hai bên thỏa thuận, thời gian thực hiện hợp đồng được kéo dài tương đương với thời gian chịu tác động của các trường hợp trên. Bên gặp bất khả kháng thông báo cho bên kia bằng điện, trong thời hạn sớm nhất sau khi xảy ra trường hợp bất khả kháng và trong vòng mười bốn ngày sau khi thông báo, gửi thư bảo đảm rằng bằng máy bay cho bên kia, một giấy chứng nhận do nhà chức trách liên quan cấp để cho bên kia xác nhận. Bên viện ra bất khả kháng phải báo cáo cho bên kia ngay khi có điều kiện và chậm nhất là 20 ngày sau khi xảy ra sự kiện. Trong trường hợp này, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, do gặp bất khả kháng mà không thực hiện được, sẽ tạm ngừng trong thời gian chịu ảnh hưởng của bất khả kháng.
Nếu hậu quả của trường hợp bất khả kháng kéo dài quá 6 tháng hai bên sẽ gặp nhau đàm phán lại về việc có cần thiết để thực hiện tiếp hợp đồng phù hợp với tình hình hay không. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, một trong hai bên có thể chấm dứt hợp đồng.
Điều 17. Chấm dứt hợp đồng
Bất kỳ Bên A hay Bên B đều không được phép chấm dứt hay trì hoãn việc thực hiện toàn bộ hay từng phần hợp đồng nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên kia, với điều kiện là bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng phải cho phía đối tác một thời hạn hợp lý để khắc phục những khó khăn dẫn đến việc không thực hiện hợp đồng. Nếu như sau thời hạn đó, bên vi phạm vẫn không hoàn thành được nghĩa vụ của mình, bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng sẽ thông báo chấm dứt hợp đồng bằng văn bản..
– Trong trường hợp do lỗi của Bên B. Hai bên sẽ thỏa thuận và xác nhận những phần việc mà Bên A đã thực hiện đến ngày chấm dứt hợp đồng. Bên B sẽ phải thanh toán cho Bên A giá trị của những phần việc đã hoàn thành nói trên.
– Trong trường hợp một bên bị vỡ nợ, phải chuyển nhượng tất cả quyền lợi cho chủ nợ, buộc phải chấp nhận hoặc cho phép người tiếp nhận tài sản hoặc các hoạt động kinh doanh, phải tuân theo các thủ tục của Luật phá sản trong nước hoặc nước ngoài theo hình thức tự nguyện hay bắt buộc. Bên vỡ nợ phải thông báo nay lập tức cho bên kia bằng văn bản và cả hai bên sẽ cố gắng tìm giải pháp thích hợp nhất cho vụ việc.
Điều 18. Ngôn ngữ
Tất cả giao dịch, liên lạc giữa hai bên bao gồm thông báo, yêu cầu, thỏa thuận, chào hàng hay đề nghị sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Điều 19. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký, được làm thành cả Tiếng Việt và Tiếng Anh có giá trị pháp lý như nhau. Nếu có sự khác biệt giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt thì lấy Tiếng Anh làm chuẩn. Hợp đồng chia làm 4 bản , Bên A giữ …bản, Bên B giữ … bản.
Kí tên A | Kí tên B |