Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại tương đối đặc thù so với các hoạt động thương mại thông thường khác. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, các bên thường lợi dụng tính đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại như cái “cớ” để thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh về giá gây ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá bán hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ nhượng quyền thương mại
Trong nhượng quyền thương mại, thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ giữa các bên trong hoạt động nhượng quyền là hành vi thống nhất cùng hành động giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền để áp dụng một mức giá cụ thể, tăng hoặc giảm giá ở một mức giá cụ thể hoặc bất cứ hành vi nào dẫn đến sự thống nhất về giá giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ nhượng quyền thương mại thường tồn tại dưới hai dạng hành vi cơ bản là thỏa thuận ấn định giá bán hàng hóa dịch vụ và thỏa thuận bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp khác không thể gia nhập thị trường liên quan hoặc không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh hoặc phải rút lui khỏi thị trường liên quan.
Ở Việt Nam hiện nay, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá bán hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động nhượng quyền thương mại được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh năm 2004, tuy nhiên những quy định này còn nhiều vướng mắc, bất cập khi áp dụng trong thực tiễn.
Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Thị Tình đi sâu phân tích về cơ sở phát sinh, chỉ ra những hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá trong quan hệ nhượng quyền thương mại, cũng như quan điểm điều chỉnh hành vi này trong pháp luật Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện. Kính mời độc giả đón đọc bài viết này trên Số định kỳ 64 trang tháng 5/2015 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Bùi Huyền
Bài liên quan:
- [Hỏi đáp Wiki Luật] Nhượng quyền thương mại?
- Tranh chấp trong kinh doanh và thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- THỎA THUẬN BÁN KÈM TRONG HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
- Nhận diện tranh chấp thương mại
- Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Việt Nam
- Giải quyết khi có tranh chấp về thời hạn thực hiện hợp đồng