Mẫu hợp đồng góp vốn bằng xe ô tô, Hợp đồng hùn vốn bằng tài sản, Hợp đồng góp vốn có nhiều thành viên, nhiều loại tài sản.
1. Hợp đồng góp vốn bằng xe ô tô là gì
Hợp đồng góp vốn bằng xe ô tô là thoả thuận giữa 2 hay nhiều bên đang có mục đích mong muốn hợp tác kinh doanh, cụ thể ở đây là góp vốn. Tuy nhiên do hạn chế về tiền mặt hoặc đặc thù của hoạt động kinh doanh hợp tác mà một hay nhiều bên mong muốn góp vốn bằng tài sản là những chiếc xe ô tô đang thuộc sở hữu của mình.
Sau khi góp, ô tô này sẽ được coi là tài sản chung và phải chịu điều chỉnh bởi những quy định trong thoả thuận Hợp đồng, việc góp vốn bằng ô tô có thể thực hiện ngay hoặc đặt ấn định thời gian có hiệu lực. Kể từ thời điểm này chiếc xe sẽ không được phép sử dụng để phục vụ những lợi ích riêng nữa.
2. Hợp đồng góp vốn bằng tài sản hiện vật cần lưu ý những điều khoản gì
Một trong những điều khoản cần đặc biệt lưu ý trong Hợp đồng góp vốn bằng xe ô tô là điều khoản về bên nào hay cá nhân nào là người có trách nhiệm thực hiện hoàn thiện các thủ tục hành chính để việc góp vốn xe ô tô là hợp pháp, ví dụ như sang tên, cho tặng, chuyển nhượng, đăng ký hoạt động kinh doanh, cấp lại biển số.
Bên cạnh đó sẽ là các điều khoản về thuế, phí, lệ phí phải chịu và những trách nhiệm nếu không hoàn tất các thủ tục kia trước khi đưa xe ô tô vào kinh doanh.
Một số điều khoản khác ít tranh chấp hơn những cũng cần chú ý đó là thời gian góp vốn, bàn giao tài sản, trách nhiệm trông giữ, bảo quản tài sản trong thời gian hoàn thành thủ tục hành chính, trách nhiệm chung với tài sản chung, thanh lý tài sản sau này, phân chia lợi nhuận, minh bạch hoạt động,…
3. Mẫu Hợp đồng góp vốn bằng xe ô tô
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày, …tháng….. năm
HỢP ĐỒNG GÓP VỐN BẰNG XE Ô TÔ
Số:…./…..
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Luật Thương Mại số 36/2005/L-QH11 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
- Căn cứ Luật Doanh Nghiệp số 68/2014/QH13 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
- Căn cứ Thông tư 58/2020/TT-BCA của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên
Hôm nay ngày…., tháng….., năm…. , chúng tôi gồm
Bên A bên góp vốn ……………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………
Điện thoại: …………………… – Fax: …………..
Mã số thuế……………………..
Tài khoản số: ………………….- Ngân hàng: ……
Đại diện: ……………………… – Chức vụ: ………
Bên B. bên nhận góp vốn ……………………………………
Địa chỉ: …………………………………………
Điện thoại: …………………… – Fax: ……………..
Mã số thuế…………………….
Tài khoản số: ………………….- Ngân hàng: ……
Đại diện: ……………………… – Chức vụ: ………
Điều 1: Nội dung thỏa thuận
- Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A
- Giấy tờ góp vốn
- Giá trị tài sản góp vốn được các bên thống nhất thỏa thuận là :
- Mục đích góp vốn
- Thời hạn góp vốn
Điều 2 Đăng ký và xóa đăng ký góp vốn
2.1 Bên A và bên B có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăg ký góp vốn bằng tài sản tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
2.2 Bên A có nghĩa vụ thực hiện thủ tục xóa đăng ký góp vốn sau khi hết thời hạn góp vốn
Điều 3: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
- Tài sản góp vốn được các bên thống nhất thỏa thuận để thực hiện nội dung là:
- Bên A …….. (bằng chữ) tương đương với…. % phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại điều 1
- Lệ phí công chứng hợp đồng này do bên B chịu trách nhiệm
- Cách thức: bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
- Thanh toán bằng tiền mặt : thanh toán cho
Họ và tên:……………………………….. chức danh
CMND/CCCD:………………………….. ngày cấp…………..… nơi cấp
ĐT:
- Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản:
Số TK
Chủ tài khoản
Ngân hàng
Chi nhánh
Điều 4: Thỏa thuận phân chia lợi nhuận
- Lợi nhuận là khoản tiền còn dư sau khi trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn
- Lợi nhuạn được chia theo tỷ lệ
- Bên A hưởng…..% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sả góp vốn
- Bên B được hưởng……….% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sả góp vốn
- Lợi nhuận chỉ được chia khi khấu trừ hết mọi chia phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận
Điều 5 :Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
5.1 Quyền và nghĩa vụ của bên A
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất các thỏa thuạn đã ghi trong hợp đồng
- Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình
- Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của hợp đồng
- Cung cấp cho các bên B đầy đủ cá giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu bên B yêu cầu
- Chịu lỗ tương đương với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp dồng này
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định
5.2 Quyền và nghĩa vụ của bên B
- Yêu cầu bên A góp vốn đúng thời điểm và thời hạn theo thỏa thuận của hợp đồng này
- Yêu cầu bên A thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ
- Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình
- Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn
- Cam kết những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm nếu thông tin không đúng sự thật và vi phạm quy định pháp luật
- Thống báo cho bên A về việc đầu tư, xây dựng và khai thác tài sản góp vốn
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định
Điều 6: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Trường hợp bất khả kháng
Trong trường hợp bất khả kháng được quy định trong luật dân sự (động đất, bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, các hành động của chính phủ…mà không thể ngăn chặn hay kiểm soát được) thì bên bị cản trở được quyền tạm dừng việc thi hành nghĩa vụ của mình trong thời gian…. tháng mà không phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào gây ra do chậm trễ, hư hỏng hoặc mất mát có liên quan, đồng thời phải thông báo ngay lập tức cho bên kia biết về sự cố bất khả kháng đó. Hai bên sẽ cùng nhau giải quyết nhằm giảm thiểu hậu quả một cách hợp lý nhất.
Điều 8: Phạt vi phạm hợp đồng và Bồi thường thiệt hại
- Trường hợp bên a hoặc bên B chậm thực hiên nghĩa vụ góp vốn, bên A hoặc bên B phải trả tiền phạt với mức phạt bằng 30% giá trị hợp đồng.
- Trường hợp một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại bằng 300% giá trị hợp đồng.
Điều 9 Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
- Khi hết thời hạn của hợp đồng
- Khi có văn bản ngừng kinh doanh bên B để sử dụng cho mục đích………
- Bên A hoặc bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, tuy nhiên bên đơn phương phải có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho bên kia trước tối đa 30 (ba mươi ) ngày
- Bên A hoặc bên B vi phạm một trong các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng này mà không được sự chấp thuận bằng văn bản của bên A thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại
Điều 10: Chuyển Nhượng Hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, Bên A có quyền đề nghị chuyển nhượng toàn bộ quyền và nghĩa vụ của hợp đồng này cho bên thứ ba. Đề nghị chuyển nhượng phải được lập thành văn bản và được sự chấp thuận của bên B.
- Trước khi ký kết thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng thì bên A phải thanh toán cho bên B các khoản tiền còn thiếu
- Thỏa thuận chuyển nhượng giữa ba bên sẽ được lập thành văn bản. Bên A sẽ chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ và bên thứ ba chấp thuận, cam kết nhận chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ bên A.
- Phí chuyển nhượng hợp đồng này cho bên thứ ba do Bên A chịu.
Điều 11: Cam đoan của các bên
11.1 Bên A cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
- Tài sản góp vốn không có tranh chấp;
- Tài sản góp vốn không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
11.2. Bên B cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
- Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản gúp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
Điều 12: Điều khoản chung
- Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận tại Hợp đồng này.
- Việc ký kết Hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm Phụ lục Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của Hợp đồng và có giá trị pháp lý như Hợp đồng.
- Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong văn bản. Bên nào vi phạm những cam kết trong văn bản này gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường.
- Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản tạo thành phụ lục và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của văn bản thỏa thuận này.
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị pháp lý như nhau. Các bên đã đọc kỹ, hiểu rõ nội dung Hợp đồng và đồng ý ký tên.
4. Mẫu Hợp đồng hợp tác làm việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày, …tháng….. năm
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC LÀM VIỆC
Số:…./…..
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Luật Thương Mại số 36/2005/L-QH11 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên
Hôm nay ngày…., tháng….., năm…. , chúng tôi gồm
Bên A ……………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………
Điện thoại: …………………… – Fax: …………..
Mã số thuế……………………..
Tài khoản số: ………………….- Ngân hàng: ……
Đại diện: ……………………… – Chức vụ: ………
Bên B. ……………………………………
Địa chỉ: …………………………………………
Điện thoại: …………………… – Fax: ……………..
Mã số thuế…………………….
Tài khoản số: ………………….- Ngân hàng: ……
Đại diện: ……………………… – Chức vụ: ………
Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
1.1 Mục tiêu hợp tác kinh doanh
Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh
1.2 Phạm vi hợp tác kinh doanh
Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận
1.2.1 Phạm vi Hợp tác của Bên A
Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh
1.2.2 Phạm vi Hợp tác của Bên B
Bên B chịu trách nhiêm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:
– Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;
– Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;
– Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;
Điều 2. Thời hạn của hợp đồng
2.1 Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …;
2.2 Gia hạn hợp đồng: Hết thời hạn trên hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới tùy vào điều kiện kinh doanh của Hai bên;\
Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
3.1 Góp vốn
Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….
Bên B góp vốn bằng: Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….
3.2 Phân chia kết quả kinh doanh
3.2.1 Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng ….. % trên lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;
3.2.2 Thời điểm chia lợi nhuận: Ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu từ ngày …….. đến ngày …….. của năm riêng năm ……… chính được hiểu từ thời điểm hợp đồng này có hiệu lực đến ngày ………….
3.2.3 Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau giải thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp như quy định tại hợp đồng để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh daonh
Điều 4 Các nguyên tắc tài chính
4.1 Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4.2 Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.
Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh
5.1 Thành viên ban điều hành: Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người trong đó Bên A sẽ …. , Bên B sẽ cử …. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:
– Đại diện của Bên A là: Ông …….. –
-Đại diện của Bên B là: Ông …………
-Ông: …………………….
5.2 Hình thức biểu quyết của ban điều hành:
Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;
Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;
5.3 Trụ sở ban điều hành đặt tại: …………………………………………………
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
- Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
- Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
- Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
- Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình.
- Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên.
- Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác.
- Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B
- Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Giao dịch dân sự do chủ thể là người đại diện hoặc thành viên hợp tác tại Điều này xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.
Điều 8. Điều kiện tham gia và rút khởi hợp đồng hợp tác
- Điều kiện tham gia: Cá nhân, pháp nhân muốn trở thành thành viên mới của hợp đồng phải được sự đồng ý ít nhất của 75% tổng số thành viên hợp tác.
- Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
- Theo thoả thuận của các thành viên hợp tác (Các thành viên hợp tác thoả thuận cụ thể các điều kiện rút khỏi hợp đồng hợp tác và ghi vào trong hợp đồng hợp này).
- Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của ít nhất 75% tổng số thành viên hợp tác.
- Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
- Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo hợp đồng này và quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
9.1 Trường hợp bên B chậm thực hiên nghĩa vụ thanh toán, bên B phải trả tiền phạt với mức phạt bằng 30% giá trị hợp đồng.
9.2 Trường hợp bên A chậm bàn giao, bên A phải trả tiền phạt với mức phạt bằng 30% giá trị hợp đồng.
9.3 Trường hợp một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại bằng 300% giá trị hợp đồng.
Điều 10. Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì bên A và bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp bên A và bên B không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Chi phí khác
Chi phí thực hiện các thủ tục liên quan đến hợp đồng hợp tác tại cơ quan có thẩm quyền do … chịu trách nhiệm thực hiện thanh toán theo quy định của pháp luật.
Lệ phí công chứng, chứng thực hợp đồng này do … chịu trách nhiệm thực hiện thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 12. Cam đoan của các bên
12.1. Bên A cam đoan:
- Thông tin về nhân thân, thửa đất ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
- Thửa đất cho thuê thuộc trường hợp được cho thuê theo quy định của pháp luật;
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Thửa đất cho thuê không có tranh chấp; Thửa đất cho thuê không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.
12.2. Bên B cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
- Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu thửa đất cho thuê (nếu có);
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.
Điều 13. Điều kiện chấm dứt hợp tác
13.1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây: Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác; Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; Mục đích hợp tác đã đạt được; Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
13.2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại hợp đồng này. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người.
Điều 14. Điều khoản chung
- Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;
- Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;.
Điều 15. Hiệu lực Hợp đồng
15.1 Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.
15.2 Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.