Ly hôn tại huyện Ba Vì những điều cơ bản khi lên Toà án

Ly hôn tại huyện Ba Vì, thủ tục ly hôn chi tiết và một số lưu ý khi lên làm việc tại Toà án trong các buổi hoà giải, lấy lời khai, ý kiến cá nhân.

Thực hiện thủ tục ly hôn có lẽ là điều không ai muốn tìm hiểu trước, chỉ khi gặp phải những khó khăn nhất định thì có lẽ bạn mới đọc đến những chia sẻ này của chúng tôi. Hiểu được tâm lý đó, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đưa ra những tư vấn cụ thể, súc tích nhất, đi sát với thực tế và giúp bạn tháo gỡ ngay những trở ngại gặp phải.

Thủ tục ly hôn tại huyện Ba Vì gồm có những gì

Trước hết để thực hiện thủ tục ly hôn tại Toà án nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội bạn cần phải có các căn cứ hợp pháp chứng minh bản thân đang cư trú tại địa bàn huyện Ba Vì (trong trường hợp thực hiện thủ tục Thuận tình ly hôn) hoặc căn cứ chứng minh vợ/chồng đang cư trú hợp pháp tại địa bàn (trong trường hợp thực hiện thủ tục Đơn phương ly hôn).

Sau khi đã đủ điều kiện trên bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn theo các bước sau:

Bước 1: Soạn Đơn ly hôn theo mẫu có sẵn hoặc khai Đơn theo mẫu được Toà án cung cấp

Lưu ý, tại bước này, cả hai hình thức đơn ly hôn trên đều có giá trị pháp lý miễn sao bạn cung cấp đầy đủ được các thông tin cần thiết nhằm đảm bảo giải quyết vụ việc ly hôn.

Chúng tôi khuyến nghị nếu bạn không phải là một người giỏi và thông thạo các loại mẫu đơn hành chính, tố tụng thì tốt nhất nên mua và sử dụng mẫu đơn do Toà án cung cấp, bởi lẽ các mẫu đơn trên mạng có rất nhiều phiên bản không đồng nhất và có thể không còn được áp dụng tại thời điểm bạn thực hiện thủ tục ly hôn. Việc sử dụng các mẫu đơn này một cách không có chọn lọc sẽ dẫn tới nhiều vướng mắc trong thủ tục, phải bổ sung hồ sơ hoặc khai thêm, khai lại, thậm chí khi nộp Hồ sơ ly hôn thì bị từ chối do mẫu đơn không đúng quy định.

Quay lại vấn đề chính, mẫu Đơn ly hôn sẽ được cung cấp công khai tại Phòng tiếp dân hoặc Phòng nhận hồ sơ của Toà án vào tất cả các ngày làm việc trong tuần. Bạn chỉ cần đọc đúng thủ tục mà mình dự định thực hiện sẽ nhận được biểu mẫu hồ sơ và những hướng dẫn cơ bản nếu chưa thể nắm được biểu mẫu này.

Có một nhắc nhở nhỏ tại bước này, đó là bạn hãy trao đổi với nhân viên, cán bộ toà án về lịch ngày, thời gian nhận nộp đơn ly hôn tại Toà án trong thời gian tới, tuỳ thời điểm, điều này rất quan trọng và sẽ cần được sử dụng tại các bước sau.

Bước 2: Chuẩn bị Hồ sơ ly hôn để nộp tới Toà án

Sau khi hoàn tất khai thông tin lên đơn, bạn sẽ cần chuẩn bị những hồ sơ kèm theo đơn thông thường được ghi chú ở phần sau của đơn, nếu không có phần này thì bạn có thể tham khảo danh mục dưới đây:

  • Đăng ký kết hôn;
  • CMND/CCCD của vợ;
  • CMND/CCCD của chồng;
  • Giấy khai sinh của các con chung (mỗi con 01 bản);
  • Giấy tờ chứng minh cư trú hợp pháp (Sổ hộ khẩu hoặc hiện nay từ năm 2023 sẽ là xác nhận cư trú của Công an địa phương hoặc không cần đầu mục hồ sơ này nếu hệ thống của Toà án đã được tích hợp điện tử);
  • Giấy tờ xác nhận sở hữu tài sản hoặc nguồn gốc tài sản chung trong hôn nhân (trong trường hợp có tranh chấp tài sản);
  • Giấy tờ thể hiện năng lực kinh tế, thu nhập, các bằng chứng khác như ngoại tình, biên bản tường trình (trong trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con)

Lưu ý các hồ sơ phải là bản sao chứng thực hợp lệ, không được sử dụng bản photo hay các bản in ấn ảnh tài liệu khác.

Bước 3: Nộp Hồ sơ ly hôn vào Toà án Ba Vì

Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ, bạn sẽ cần nộp toàn bộ hồ sơ này vào Toà án.

Căn cứ thông tin đã nhận được tại bước 1 về thời gian nộp đơn, bạn sắp xếp thời gian cá nhân và mang theo CMND/CCCD bản chính để có mặt tại Toà án vào thời điểm trên. Lưu ý với đa phần các thủ tục hành chính, bạn nên đến sớm, đầu giờ hành chính trong buổi làm việc để công việc được tiến hành thuận lợi hơn.

Tại đây, tuỳ vào tình hình và sắp xếp công tác, các cán bộ tiếp nhận đơn hoặc có thể sẽ chỉ thu hồ sơ hoặc sẽ trực tiếp làm việc hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ tại chỗ để từ đó tiếp nhận hồ sơ hay trả lại hồ sơ đồng thời yêu cầu bổ sung.

Tại bước này, bạn chưa cần phải nộp bất kỳ chi phí gì!

Bước 4: Nhận Thông báo thụ lý vụ việc hoặc Thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ tài liệu

Thời hạn để xem xét hồ sơ ly hôn ban đầu sau khi nhận được của Toà án là 7 ngày làm việc theo quy định, nhưng trên thực tế, thời hạn này có thể kéo dài hơn, nguyên nhân xuất phát từ số lượng vụ án đồng thời cùng thời điểm đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp chậm nhất bạn sẽ nhận được phản hồi không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ.

Nếu bạn nhận được Thông báo thụ lý vụ việc, xin chúc mừng, các bước trước đây bạn đã thực hiện hoàn toàn chính xác và chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ nộp án phí, vụ việc ly hôn sẽ bắt đầu đi vào quy trình xử lý.

Còn nếu bạn nhận được Thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ tài liệu, vui lòng quay lại Bước 2 để xác lập bổ sung những giấy tờ còn thiếu hoặc không hợp lệ theo yêu cầu cụ thể trong Thông báo.

Bước 5: Xử lý vụ việc ly hôn Ba Vì theo quy trình tố tụng của Luật Dân sự

Nếu bạn đã hoàn thành Bước 4, bạn sẽ bước vào quy trình xử lý vụ việc theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 bao gồm các thủ tục Hoà giải, làm việc lấy ý kiến và xét xử.

Tuỳ theo tính chất vụ việc và những yêu cầu từ phía đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, Toà án sẽ sắp xếp số lượng các buổi làm việc và thời gian sao cho phù hợp, tạo điều kiện xác minh, xét xử vụ án được khách quan, chính xác.

Bước 6: Trả Quyết định/Bản án của Toà án phán quyết về yêu cầu xin ly hôn

Sau thời gian xem xét và xác minh các sự việc liên quan, Toà án sẽ chọn một ngày để tiến hành xét xử vụ việc ly hôn.

Sau buổi xét xử, đương sự sẽ nhận được Quyết định/Bản án kết luận về yêu cầu ly hôn bao gồm, kết luận về mối quan hệ vợ chồng, kết luận về quyền nuôi con (người trực tiếp chăm sóc và người cấp dưỡng, mức cấp dưỡng), kết luận về phân chia tài sản chung (nếu có yêu cầu), kết luận về phân chia nghĩa vụ nợ chung và kết luận về nghĩa vụ thực hiện nộp án phí hay nhận lại án phí đã nộp.

Địa chỉ nộp án phí ly hôn tại Ba Vì

Việc nộp tạm ứng án phí ly hôn ở Ba Vì sẽ được thực hiện tại địa chỉ của Chi cục thi hành án Dân sự Ba Vì: Số 126 QL32, TT. Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội.

Đương sự sẽ thực hiện nộp tạm ứng án phí theo thông báo của Toà án sau khi đã nộp hồ sơ vào toà và được xem xét hồ sơ hợp lệ.

Các xã tại Ba Vì thực hiện hoà giải trước ly hôn

Thủ tục hoà giải sẽ do các cấp Uỷ ban nhân dân xã trên địa bàn huyện Ba Vì thực hiện, các xã này gồm thị trấn Tây Đằng và 30 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cam Thượng, Cẩm Lĩnh, Cổ Đô, Châu Sơn, Chu Minh, Đông Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Cường, Phú Châu, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Tiên Phong, Tòng Bạt, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Vạn Thắng, Vân Hòa, Vật Lại, Yên Bài.

Những khó khăn thường gặp trong khi xây dựng hồ sơ ly hôn tại Ba Vì

Có rất nhiều khó khăn sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn, trong bài viết này chúng tôi xin chỉ chia sẻ những trở ngại hay gặp nhất mà chúng tôi đã từng có kinh nghiệm xử lý:

  • Khó khăn khi không thể thu thập đủ hồ sơ ly hôn theo yêu cầu do bị đối phương cản trở, mất mát hồ sơ, hạn chế về thông tin,…;
  • Khó khăn khi có nơi ở không ổn định, không thể xác định chính xác và xin xác nhận của Công an quản lý địa phương;
  • Bị đe doạ, bị hành hung, bị lấn át về mặt tâm lý từ đối phương;
  • Không thể chứng minh kinh tế để nuôi con do làm việc tự do, làm việc online,…;
  • Không thể xác nhận sở hữu hay có đóng góp vào tài sản chung vì không có giấy tờ
  • Không thể chứng minh nghĩa vụ nợ chung do không biết hoặc không nắm được tại thời điểm nghĩa vụ phát sinh;
  • Lo lắng bị ảnh hưởng do lộ thông tin ly hôn khi đang là công chức, viên chức, lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức;

Với mỗi tình huống sẽ có những cách giải quyết riêng để đảm bảo quyền lợi được tốt nhất, vì thế hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Thời gian thụ lý xử lý vụ việc ly hôn tại Ba Vì

Thời gian để hoàn thiện toàn bộ thủ tục ly hôn là không giống nhau trong các vụ việc bởi tính chất pháp lý và các yêu cầu của đương sự không đồng nhất.

Thực tế có vụ việc ly hôn chỉ cần giải quyết trong 1 tuần thậm chí 1 lần làm việc, những cũng có những vụ việc phải mất tới hàng tháng, thậm chí hàng năm vẫn chưa thể ngã ngũ, các bên vẫn liên tục có những tranh chấp phát sinh, yêu cầu gây kéo dài thời gian giải quyết.

Vì thế không có thời hạn cụ thể nào có thể khẳng định trước khi chúng tôi chưa tiếp xúc, nghiên cứu với hồ sơ vụ việc của bạn.

Công ty Luật LVN cung cấp mức phí ly hôn tại Ba Vì Hà Nội như thế nào

Hiện chúng tôi đang cung cấp 2 gói Dịch vụ Ly hôn được thực hiện tại huyện Ba Vì là:

  • Giá Tư vấn ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương: 500.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm trăm nghìn đồng)
  • Dịch vụ ly hôn thuận tình chi phí trọn gói cho toàn bộ thủ tục chỉ là: 3.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba triệu đồng)
  • Dịch vụ ly hôn đơn phương chi phí trọn gói cho toàn bộ thủ tục chỉ là: 5.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu đồng)

Đã bao gồm toàn bộ dịch vụ ly hôn, tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con và tranh chấp nghĩa vụ trả nợ.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về những vấn đề xoay quanh thủ tục ly hôn tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, mọi nhu cầu cần xác lập dịch vụ, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được hỗ trợ.

Tài sản mẹ đẻ cho trước khi li dị thì lên toà Ba Vì có bị chia không?

Dạ mọi người cho em hỏi với. Hiện tại bọn e mới nộp đơn đơn phương . Nhưng tòa chưa kêu gì cả. Mẹ e muốn cho e 1 căn nhà mặt tiền và 1 mảnh đất vườn để làm bằng chứng e có tài sản này nọ để dành quyền nuôi con, chứ hiện tại e chưa đi làm, con e hiện 15th tuổi. Nếu đến ngày tòa kêu lên thì ck e có được chia tài sản đó k? Vì e sợ tài sản cho trước khi li dị đó ạ. Anh chị nào rành trả lời giúp em với nhé. E cảm ơn

Trả lời:

Việc chia tài sản khi ly hôn sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như:

•  Thời điểm có được tài sản: Nếu là tài sản chung do hai vợ chồng có được trong thời gian hôn nhân thì sẽ được phân chia đôi; nếu là tài sản riêng do một bên có được trước hoặc sau khi ly hôn thì sẽ không bị phân chia.

•  Nguồn gốc của tài sản: Nếu là tài sản do bố mẹ hoặc người khác cho hoặc thừa kế thì sẽ thuộc về người được cho hoặc thừa kế; nếu là tài sản do hai vợ chồng cùng đóng góp tiền mua hoặc xây dựng thì sẽ thuộc về hai vợ chồng.

•  Thỏa thuận của hai bên: Nếu hai vợ chồng tự nguyện thoả thuận việc phân chia tài sản và không vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ được coi là hợp lệ; nếu hai vợ chồng không thoả thuận được hoặc thoả thuận không hợp lệ thì sẽ do toà án quyết định.

Trong trường hợp của bạn, nếu căn nhà mặt tiền và mảnh đất vườn là do mẹ bạn cho bạn trước khi ly hôn và đã sang tên cho bạn trên giấy tờ sở hữu thì đó là tài sản riêng của bạn và không bị phân chia khi ly hôn. Tuy nhiên, nếu căn nhà và mảnh đất này là do hai vợ chồng bạn cùng mua hoặc xây dựng trong thời gian hôn nhân hoặc là do bố mẹ bạn cho sau khi ly hôn (chưa sang tên) thì đó là tài sản chung và sẽ bị phân chia khi ly hôn.

Có được quyền nuôi 2 con khi cả 2 con đều dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn tại Ba Vì

Mn cho em hỏi, em có 2 bé, 1 bé 21 tháng và 1 bé mới sinh hơn 1 tháng. Bé lớn đang ở với ông bà và bố, bé nhỏ em về ngoại sinh nên đang ở với em được hơn 1 tháng.Bây giờ li hôn e có đk quyền nuôi 2 bé không ạ?

Trả lời:

Quyền nuôi con khi ly hôn sẽ căn cứ vào sự thoả thuận của hai vợ chồng hoặc quyết định của toà án nếu không thoả thuận được.

Quyền nuôi con khi ly hôn được Toà án quyết định dựa vào lợi ích cao nhất của con và khả năng chăm sóc, giáo dục của cha mẹ tại thời điểm sau ly hôn.

Ngoài ra, quyền nuôi con khi ly hôn cũng sẽ xem xét đến tuổi tác của con. Nếu con dưới 7 tuổi thì có sự ưu tiên cho mẹ nuôi, đặc biệt là nếu dưới 3 tuổi; nếu con trên 7 tuổi thì xem xét dựa trên ý kiến của con.

Trong trường hợp của bạn, nếu bạn muốn giành quyền nuôi cả hai bé khi ly hôn, bạn cần chứng minh được rằng:

  • Bạn có khả năng chăm sóc, giáo dục và đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho cả hai bé
  • Bạn có lợi ích cao nhất cho cả hai bé so với bố của chúng
  • Bạn có sự đồng ý của bố của chúng hoặc quyết định của toà án ủng hộ bạn

Phải làm sao để ly hôn Ba Vì khi chồng không chịu đưa CMND và hộ khẩu

Em chào mọi người ạ ! em là thành viên mới . Em xin được mọi người tư vấn như sau ạ

Vợ chồng em đã ly thân từ đầu năm 2019 vì xảy ra nhiều việc và đến cuối năm 2019 thì bị bắt đi tù , trong thời gian đó thì em vẫn chưa biết làm đơn như thế nào , sau khi tìm hiểu thì lại bắt đầu dịch họ không chịu nhận hồ sơ vì không thể xử lý ( chồng em đi tù tại huế ) em thì ở đà nẵng . Đến cuối năm 2021 em cũng làm lại 1 đơn khác nộp , 3 tháng sau họ lại trả đơn bảo không thể xử lý được .

Đến bây giờ chồng em về rồi , chồng em đồng ý ly hôn nhưng không chịu đưa CMND và hộ khẩu cho em , rồi trong thời gian này anh ta quen người khác đăng ảnh lên facebook em bảo đưa giấy tờ thì cứ hẹn không chịu đưa . Từ năm 2019 em đã nuôi con 1 mình và không nhận được chu cấp gì từ bên chồng hay gd chồng cả . Bây giờ em phải làm sao để ly hôn trên pháp luật được vậy mọi người . Mọi người cứu em với ạ. Em xin chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời:

Với quy định pháp luật hiện nay, bạn có quyền ly hôn đơn phương khi chồng không đưa giấy tờ cho bạn.

Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ ly hôn đơn phương gồm các giấy tờ sau: Đơn xin ly hôn, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính hoặc bản trích lục do UBND cấp), Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của vợ (bản sao chứng thực), Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực), Giấy tờ về tài sản…

Bạn cần nộp hồ sơ ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi chồng bạn đang cư trú sinh sống.

Bạn có thể thông báo cho chồng biết về việc nộp đơn xin ly hôn và yêu cầu anh ta xuất hiện tại phiên tòa để giải quyết các vấn đề liên quan.

Nếu chồng bạn không xuất hiện tại phiên tòa hoặc không có lý do chính đáng, Tòa án sẽ xem xét thủ tục vắng mặt và giải quyết các vấn đề liên quan dựa trên các giấy tờ và bằng chứng do bạn cung cấp.

Muốn khai sinh con theo họ ba khi chưa đăng ký kết hôn tại Ba Vì được không

Các luật sư cho e hỏi, ac e vì 1 số lý do chưa đăng ký kết hôn được, giờ chị e sinh con, trên giấy tờ khai sinh ghi là mẹ đơn thân nhưng mong muốn ks con theo họ ba, vậy có được k ạ, e xin cám ơn.

Trả lời:

Theo quy định hiện nay, bạn có thể đăng ký khai sinh cho con theo họ của ba nếu bạn có giấy thừa nhận của ba hoặc các tài liệu khoa học khác, có người làm chứng về quan hệ cha con.

Nếu không xác định được cha của trẻ thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con sẽ được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ.

Hồ sơ khai sinh sẽ được nộp tại UBND cấp xã nơi cư trú của mẹ.

Ly hôn Ba Vì khi bị bạo hành gia đình

A chị ls cho e hỏi hiện tại bây giờ em em và ck vẫn ở chung nhà ak nhưng do ck hay xúc phạm gđ bên ngoại và rất nóng tính nên cũng đánh em và có lần cầm dao đuổi em những lần như vậy đều có con chứng kiến vậy giờ muốn li hôn thì có được không ạ

Trả lời:

Bạn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương nếu bị chồng bạo hành hay có các dấu hiệu của hành vi bạo hành. Đây không chỉ là căn cứ ly hôn mà còn là căn cứ để có thể xử lý trách nhiệm Hình sự đối với người sử dụng bạo lực để xâm hại sức khoẻ, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Để thực hiện thủ tục ly hôn bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau như đơn ly hôn, giấy khai sinh của con (nếu có), giấy chứng nhận kết hôn, giấy tờ cá nhân của mình và chồng, giấy tờ sở hữu tài sản và các chứng cứ về việc bạo hành.

Thủ tục ly hôn tại Ba Vì và quyền nuôi con khi có con chung 2 tuổi rưỡi

Các a chị cho e hỏi làm thủ tục ly hôn đồng thuận cần những gì ạ với cả hai vk ck e chỉ mới có 1 bé 2 tuổi rưỡi liệu ra tòa e có được quyền nuôi con k ạ

Trả lời:

Để làm thủ tục ly hôn đồng thuận bạn cần có các giấy tờ sau

  • Đơn yêu cầu ly hôn thuận tình có chữ ký của cả hai vợ chồng
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
  • Giấy khai sinh của con (bản chính)
  • Chứng minh nhân dân của vợ chồng (bản sao có chứng thực)
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực)

Bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền là toà án nhân dân cấp quận huyện tại địa phương bạn có đăng ký cư trú hợp pháp. Thời gian để Tòa án giải quyết ly hôn thuận tình là từ 1 đến 3 tháng.

Về quyền nuôi con khi ly hôn, bạn và chồng có thể thoả thuận về người nuôi con và trách nhiệm cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con. Nếu không thoả thuận được, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố như lợi ích của con, khả năng nuôi dạy và chăm sóc con, mong muốn của con (nếu đã đủ tuổi) để quyết định người nuôi con.

Tuy nhiên trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, bạn sẽ có lợi thế khi phân chia quyền nuôi con bởi quy định ưu tiên cho người mẹ.

Vợ chồng đồng thuận ly hôn toà Ba Vì thì khoảng bao lâu thủ tục sẽ xong

Mn cho em hỏi, em đang có thai nhưng 2 vợ chồng đồng thuận ly hôn thì khoảng bao lâu là thủ tục sẽ xong ạ. Cả 2 không tranh chấp gì về tài sản chung ạ, em ở Hà Nội ạ.

Trả lời:

Thủ tục ly hôn khi có thai phụ thuộc vào việc bạn và chồng có thuận tình ly hôn hay không. Nếu hai bên đồng ý ly hôn, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như trong trường hợp ly hôn thuận tình. Nếu bạn đơn phương yêu cầu ly hôn, vì bạn đang có thai nên chồng bạn sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn, bạn cần có các giấy tờ dựa theo quy định về hồ sơ ly hôn đơn phương.

Thời gian để Tòa án giải quyết ly hôn thuận tình là từ 1 đến 3 tháng tuỳ vào tình tiết sự việc và các yếu tố phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc.

Sau ly hôn ở Ba Vì chồng không cho thăm con nữa vì đã lập gia đình mới

Cho e xin ý kiến với ạ.

E và ck e ly hôn đầu năm nay. Bây giờ e mới cưới và cũng chuẩn bị có con.

Ck cũ e biết, ko cho e gặp con, lúc ra tòa tụi e thỏa thuận trên đơn là mỗi người chăm 1 đứa.

Vì để 2 c e dc ở gần nhau nên đã để con ở lại nhà ck cũ. Ngay từ lúc ctay e dọn ra thì họ ko cho e qua thăm, mà để ck cũ e chở con qua cho e thăm.

Giờ ổng ko chịu chở qua nữa. Ổng nói e có ck mới, con mới rồi thì 2 đứa ko liên quan tới e nữa. E muốn giành lại con thì có dc ko mn.

Tư vấn giúp e với

Trả lời:

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên dù bố và mẹ có lập gia đình mới hay không. Vì thế việc đã có gia đình mới hoàn toàn không phải là yếu tố hợp pháp để hạn chế quyền thăm nom con chung.

Người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Nếu bạn muốn giành lại quyền nuôi con từ chồng cũ của bạn, bạn có thể khởi kiện đòi lại quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân nơi người trực tiếp nuôi con cư trú hoặc nơi người yêu cầu có hộ khẩu thường trú.

Bạn cần chứng minh được rằng người trực tiếp nuôi con không đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt của con và bạn có khả năng đáp ứng được điều kiện để cho con có một cuộc sống ổn định và tốt nhất. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Toà án có thể phải xem xét nguyện vọng của con.

Làm thế nào để biết chồng đã nộp đơn ly hôn tại Ba Vì chưa

Chồng em nói đã nộp đơn ly hôn đơn phương nhưng em ko thấy toà gọi. Mà tháng 12 chồng đi nước ngoài. Ck bảo đã uỷ quyền cho người khác để ly hôn. Cho em hỏi là làm thế nào để biết chồng đã nộp đơn chưa? Và ck ly hôn đơn phương như vậy thì bao lâu sẽ giải quyết xong ạ?

Ck bỏ đi 2 năm ko liên lạc nên e cũng rời quê đi làm xa luôn. Giờ ck ko chịu nói chuyện vì bảo hận em. Bọn em ko chanh chấp gì. Ko tài sản chung

Trả lời:

Bạn có thể biết chồng bạn đã nộp đơn ly hôn chưa bằng cách liên hệ với Tòa án nhân dân nơi chồng bạn có hộ khẩu thường trú hoặc nơi bạn có hộ khẩu thường trú.

Nếu chồng bạn đã nộp đơn ly hôn, bạn sẽ nhận được giấy triệu tập từ tòa án để tham gia phiên xử. Thời gian giải quyết vụ án ly hôn đơn phương phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và sự phối hợp của các bên liên quan, nằm trong khoảng từ 3 tháng tới 6 tháng.

Với thông tin chồng bạn đi nước ngoài và uỷ quyền cho người khác để ly hôn, hiện nay pháp luật không cho phép việc Uỷ quyền khi ly hôn vì thế bạn cần kiểm tra xem giấy uỷ quyền có hợp pháp và được công chứng hay không.

Kiện vợ tội lừa đảo, ngoại tình như thế nào khi làm thủ tục ly hôn tại Ba Vì

Nhờ các Bác Luật Sư cho xin ý kiến hoặc tư vấn giúp em, em xin trả phí ạ. chuyện là như thế này:

– Tháng 6/2019 Tôi có cho Vợ đi du học tại Newzealand (NZD) tg học 2 năm, tôi là người hỗ trợ cho cô ấy đi học 1 mình, và cô ấy hẹn 2 năm sau khi học xong…Cô ấy sẽ tìm việc làm tại NZD và bảo lãnh chồng và 2 con sang đấy

– Tháng 11/2019 Cô ấy trở về VN thăm chồng và 2 con sau khi hoàn thành xong 1 học kỳ, sau đó 2 tuần Cô ấy trở lại NZD đến tận bây giờ..

– Tháng 5/2021 tôi phát hiện Cô ấy đã ngoại tình với 1 người đàn ông bản xứ… và Cô ấy cũng đã khai với tôi rằng Cô ấy đã ngoại tình với ông đấy (tôi đã ghi âm lại lời thú tội này có chủ đích này)

– Tháng 12/2021 trên trang cá nhân (facebook) của Gã đàn ông trên đã đăng hình đại diện của Vợ tôi và ông ta như để thông báo đến bạn bè, người thân của ông ta rằng 2 người đã yêu nhau hợp lệ (cho đến bây giờ tháng 11/2022 tôi và Vợ vẫn chưa ly hôn)

– Trong tôi mong muốn Vợ nghĩ lại 2 con (9t và 6t) mà quay về VN. Nhưng cô ấy ko nghĩ vậy và chặn luôn facebook, zalo của tôi

– Tháng 11/2022 Tôi nhận được cuộc gọi từ Tòa Án báo rằng: Vợ tôi đã ủy quyền cho Luật sư tại VN đế làm đơn phương ly hôn

– Tôi đang thật sư rất bối rối, vì đáng ra người kiện cô ấy là tôi, tôi định kiện cô ấy về tội ngoại tình, tội lừa đảo tôi (cô ấy bảo tôi làm người hỗ trợ và chứng minh tài chính để cô ấy đi du học), tội thờ ơ với 2 con (kẻ từ ngày cô ta đi, một mình tôi với bà nội chăm sóc 2 cháu học hành tới nơi tới chốn)…

– Bây giờ tôi muốn kiện cô ấy đến lãnh sự quán NZD tại VN (tôi có số visa và ngày cấp do sở di trú NZD cấp cho cô ấy tại NZD hồi tháng 6/2021), và kiện tội lừa đảo, ngoại tình của cô ấy đến Tòa án Quận Tân Bình, TPHCM…

Mong các luật sư giúp đỡ tư vấn dùm ạ!

Trả lời:

Nếu vợ bạn ngoại tình với người khác, bạn có quyền kiện người đó về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bạn cần có đủ chứng cứ để chứng minh hành vi ngoại tình của vợ và người kia.

Bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ bạn đăng ký thường trú tại Việt Nam.

Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu ly hôn và phân chia tài sản chung khi ly hôn. Bạn cần lập danh sách các tài sản chung của hai bên và xác định giá trị của từng loại tài sản. Bạn cũng cần quan tâm đến quyền nuôi con và trách nhiệm nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.

Chúng tôi không chắc chắn về các quy định của NZD tại thời điểm bạn khởi kiện sẽ có những quy định gì, do đó việc kiện tới Lãnh sự quán NZD tại VN có thể không khả thi.

Tuy nhiên vợ bạn vẫn là công dân Việt Nam vì thế sẽ phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và chịu sự phán quyết của các Cơ quan hành pháp theo thẩm quyền.

Con chung không chịu về với bố theo quyết định của Toà án Ba Vì thì có được giữ con lại không

Luật sư cho e hỏi ạ!!

E có qđ li hôn từ đầu tháng 7 vừa rồi, chồng e dc toà giao bé gái thứ 2. Nhưng khi bố về đón cháu thì cháu ko chịu về cùng bố và nhất định ở lại cùng mẹ. Và cháu đã ở cùng mẹ bên quê ngoại học gần 1 năm nay.

Bây giờ e muốn chuyển khẩu mấy mẹ con về quê ngoại thì liệu e có chuyển đc bé gái thứ 2 về luôn dc ko ạ??

E cảm ơn nhiều ạ!!!

Trả lời:

Nếu bạn đang muốn chuyển khẩu về quê ngoại cho bé gái thứ 2 của bạn sau khi ly hôn, dù bé không thuộc quyền trực tiếp chăm sóc của bạn theo quyết định ly hôn.

Theo quy định, từ ngày 01/7/2021, bạn không cần xin giấy chuyển hộ khẩu khi muốn chuyển hộ khẩu đi nơi khác sau khi ly hôn.

Bạn chỉ cần đến Công an quản lý cư trú của địa phương mà bạn muốn chuyển về xin làm thủ tục đăng ký thường trú tại địa phương. Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của bé gái thứ 2, bản án ly hôn hoặc giấy chứng nhận ly hôn và giấy tờ liên quan đến việc nuôi con sau khi ly hôn (nếu có).

Bạn nên liên lạc với chồng cũ để thông báo và xin ý kiến về việc chuyển khẩu cho con gái.

Nếu có tranh chấp về quyền nuôi con hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn, bạn có thể yêu cầu tòa án can thiệp để bảo vệ quyền lợi của mình và con gái.

Chồng bắt trả tiền công nuôi con khi ly hôn Ba Vì

Các a/c luật sư cho e hỏi ??? Hiện tại e với chồng e đã ly thân dc 2 năm rồi ,bây giờ muốn ly hôn như thằng chồng e bảo 2 năm qua e k nuôi con dc ngày nào nên bảo giờ e đón con về nuôi rồi làm thủ tục ly hôn song thì chg e đón 1 đứa về ở với chg như bắt e phải trả 55tr cho chg e vào cuối năm nay rồi thời gian qua 2 vk chg em có gì gì chia đôi ý ạ các a/c cho tv cho e với a e phải lm thế nào đây ạ

Trả lời:

Chào bạn về việc chồng bạn yêu cầu bạn trả 55 triệu khi ly hôn. Bạn cần đề nghị chồng bạn đưa ra lý do gì để yêu cầu số tiền đó? Bên cạnh các căn cứ chứng minh là những căn cứ quy định pháp luật.

Khi ly hôn thì cả hai bên vợ chồng đều có trách nhiệm đóng góp cho việc nuôi dưỡng con cái theo năng lực của mình. Chồng bạn cần cung cấp các bằng chứng về chi phí nuôi con trong 2 năm qua và so sánh với thu nhập của mình và chồng để xem số tiền 55 triệu có hợp lý không.

Nếu bạn không đồng ý với số tiền đó thì bạn có thể yêu cầu tòa án quyết định mức đóng góp cho việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn .

Chồng ngoại tình, cờ bạc và trước giờ không chu cấp thì có thể giành quyền nuôi con ky ly hôn Ba Vì không

Cho mình hỏi là ck mình ngoại tình ; còn cờ bạc nữa ck mình còn gọi mình bảo li dị; ko chu cấp 1 đồng bạc nào hết; con mình 4 tháng tuổi vậy cho mình hỏi là mình có nên thuận tình li hôn ko ạ ( vì ck mình doạ đủ tháng đủ ngày giành quyền nuôi con ạ); như thế nào để mình đạt quyền lợi cao nhất ạ ! Mình xin cảm ơn ạ!

Trả lời:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014,  chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Vì thế trong trường hợp của bạn, chồng bạn không có quyền đề nghị ly hôn.

Mặt khác thủ tục ly hôn chỉ có thể được thực hiện nếu có sự đồng ý của bạn, tức là thuận tình ly hôn.

Còn về việc tranh chấp quyền nuôi con, nếu bạn có con dưới 36 tháng tuổi thì bạn có quyền ưu tiên khi Toà án thực hiện phân chia nghĩa vụ nuôi con. Bên cạnh việc chồng bạn hiện nay đang có dấu hiệu ngoại tình, cờ bạc và không chu cấp cho bạn và con thì nếu bạn đưa ra được những căn cứ xác lập, khả năng tranh chấp nuôi con của chồng bạn sẽ gần như bằng 0.

Toà kêu lên mà chồng không chịu lên thì toà Ba Vì có giải quyết ly hôn được không

Mọi người cho e hỏi toà kêu lên mà chồng không chịu lên thì toà có giải quyết ko ạ e đơn phương li hôn, hiện tại ổng bắt con đi và ko cho e gặp mặt con
Em

Trả lời:

Nếu chồng bạn không lên tòa thì tòa án vẫn có thể tiến hành ly hôn cho bạn nếu có căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ.

Với thông tin chồng bạn bắt con đi và không cho bạn gặp con, bạn cần chuẩn bị các bằng chứng để minh chứng cho điều này, Toà án sẽ có trách nhiệm hoà giải, đưa ra lời khuyên pháp lý đối với chồng bạn để chấm dứt tình trạng trên, nếu hành vi vẫn tiếp tục có thể các Cơ quan chức năng có thẩm quyền khác sẽ can thiệp để bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, trong thủ tọc ly hôn bạn cũng có quyền yêu cầu tòa án quyết định người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con để đảm bảo sự thi hành của luật pháp.

Xin xác nhận nơi cư trú của chồng ở Ba Vì khi không chung khẩu để thực hiện thủ tục ly hôn

Các a/c cô chú Luật sư trong nhóm cho e hỏi là: bạn của e muốn ly hôn đơn phương nhưng thiếu giấy “xác nhận nơi cư trú của chồng” thì phải làm sao để xin được ạ?

Bạn e ở Thái Nguyên, chồng ở Ba Vì HN, 2vc ko chung khẩu nên bạn e về xã Sơn Đồng có qua bên công an xin giấy nhưng phía công an trả lời là: Không chung khẩu nên bạn e ko thể xin được. Phải là người trong cùng 1 khẩu mới xin được ạ!

Giờ bạn ấy phải làm sao ạ?

Em cảm ơn ạ!

Trả lời:

Trong thủ tục khởi kiện ly hôn đơn phương, bạn phải gửi đơn đến tòa án quận nơi chồng bạn cư trú thì tòa án đó mới có thẩm quyền giải quyết. Vì thế bạn sẽ cần chuẩn bị Giấy xác nhận nơi cư trú của chồng gửi đến tòa án làm cơ sở xác định thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Về điều kiện xin xác nhận nơi cư trú của chồng hiện không có quy định nào về việc người chung khẩu mới có thể xin xác nhận này, chỉ cần bạn đưa ra được căn cứ và mục đích sử dụng hợp pháp của xác nhận cư trú là bạn đã có thể được cấp tại cơ quan Công an cấp xã phường có thẩm quyền.

Chồng có vợ bé ép buộc vợ ly hôn Ba Vì thì phải làm sao

Chồng em có vợ bé ép buộc em ly hôn nhưng em thương con nên không muốn ly hôn giờ em phải làm sao.em có làm đơn tố cáo chồng em được không

Trả lời:

Nếu bạn bị ép buộc ly hôn và muốn tố cáo chồng của mình, bạn có thể đến cơ quan công an gần nhất để được giải đáp và hướng dẫn cụ thể về thủ tục tố cáo chồng ép buộc ly hôn.

Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn nên suy nghĩ kỹ và tìm hiểu kỹ về những hậu quả có thể xảy ra sau khi ly hôn.

Vàng mẹ vợ cho trước hôn nhân sau dùng hết vào kinh doanh chung thì ly hôn Ba Vì có đòi được không

Mọi ng cho e hỏi trước khi cưới mẹ e có cho e gái e 1số vàng vì muốn cho ch có công vc ổn định e gái e đã dùng vàng mẹ e cho trc khi cưới để mở cửa hàng sửa xe cho ch làm ăn. Giờ hôn nhân đổ vỡ ch e gái e đòi chia đôi cửa hàng trong khi lúc mở cửa hàng n k hề bỏ ra 1 đồng giờ cũng k chịu chu cấp cho con. Trong trường hợp này cho e hỏi nếu ly hôn e gái e có thể đòi lại số vàng đó còn cửa hàng để cho ch n làm ăn có đc k ạ vì e gái e còn phải nuôi con bé 16 tháng tuổi ạ. E xin chân thành cảm ơn

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tài sản chung của vợ chồng được hiểu là tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung và những tài sản riêng và các bên là vợ và chồng thoả thuận là tài sản chung theo như điều 33 luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Vì vậy, nếu số vàng mà mẹ vợ cho trước khi cưới là tài sản riêng và còn nếu giữ nguyên vẹn thì khi ly hôn sẽ là tài sản riêng của người vợ.

Còn trong trường hợp, tài sản riêng đã được sử dụng vào các mục đích chung, kinh doanh chung, thu lợi chung, tại thời điểm ly hôn không còn xác định rõ được ranh giới thì sẽ được chia như các tài sản chung.

Về việc đòi lại cửa hàng, cửa hàng này là tài sản chung và sẽ được phân chia đôi cho bạn và chồng của bạn.

Ly hôn Ba Vì xong thì có chồng mới và con riêng, có cần thiết phải đi xét nghiệm ADN mới được làm thủ tục nhận cha con không

Con e sinh đc 4 tháng giờ bọn e mới làm giấy đăng kí kết hôn xong.e đi làm giấy khai sinh cho con thì cán bộ xã kêu phải làm thủ tục nhận cha con ( đi xét nghiệm ADN ) mới cho con theo họ bố đc.cho e hỏi như vậy có đúng k ạ? Có cần thiết phải đi xét nghiệm ADN mới đc làm thủ tục nhận cha con k ?

mong các bác giúp ạ.

Trả lời:

Thông tin trên giấy khai sinh của con có thể để trống phần thông tin của người cha. Trường hợp con đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin của người cha: Khi vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không cần làm thủ tục nhận cha con.

Tuy nhiên, nếu vợ chồng không có văn bản thừa nhận là con chung thì cần phải làm thủ tục nhận cha con bằng cách đi xét nghiệm ADN mới được làm thủ tục nhận cha con.

Vì vậy, bạn cần phải làm thủ tục nhận cha con bằng cách đi xét nghiệm ADN mới đc làm thủ tục nhận cha con.

Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em và cũng là bảo vệ sự khách quan, chính xác trong các giấy tờ quan trọng đối với mỗi con người như Giấy khai sinh.

Chồng không tranh chấp con khi ly hôn tại Toà Ba Vì nhưng thực tế lại không cho mang con đi thì phải làm sao

Các anh chị cho e hỏi. E đã đưa đơn đơn phương và tòa đang giải quyết. Trong đơn e đề nghị đc nuôi cả 2 đưa con . Và chồng e ko can thiệp và cũng ko lên tòa theo giấy triệu tập của tòa. Và sau này về pháp luật e sẽ nuôi 2 đưa. Nhưng về phần lý của chồng e là con là nòi giống nhà chồng nên ko cho e nuôi, E ko ở đc thì tự đi một mình ko cho đem con theo , chồng e nói ko quan tâm và ko cần biết đơn từ tòa án gì hết ạ. Vậy em phải làm sao mn

Trả lời:

Chào bạn. Khi ly hôn đơn phương, vợ hoặc chồng đều có quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Dù là trực tiếp hay không trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con vẫn là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Tuy nhiên, trong đơn khởi kiện cần nêu rõ thông tin con chung và yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp quyền nuôi con.

Việc chồng bạn không tôn trọng quy trình tố tụng và không chấp hành các buổi triệu tập sẽ dẫn tới hậu quả Toà án quyết định giải quyết vụ việc ly hôn có thể xét xử vắng mặt người chồng. Từ đó quyền lợi và ý kiến của người chồng sẽ không được xem xét, giải quyết trên Bản án, quyết định ly hôn.

Khả năng nếu Toà án cho phép bạn trực tiếp nuôi cả hai con thì Quyết định này của Toà án sẽ được đảm bảo thực hiện bởi Chi cục thi hành án Dân sự và chính quyền địa phương. Việc chống lại và cố chấp giữ con chung sẽ có thể dẫn tới những hậu quả pháp lý khôn lường từ xử phạt hành chính cho tới những quy định chế tài hình sự về chống người thi hành công vụ.

Sau ly hôn Ba Vì chỉ cho chồng và nhà chồng thăm con chứ không cho đón con đi thì có sai luật gì không

Mn cho e hỏi ck e bỏ đi k thăm con k chu cấp j cho con trong thời gian dài ( cả gia đình nhà ck cũng v) kể cả con e ốm đâu ck vẫn k về . V giờ e ly hôn nếu e nuôi con thì e chỉ cho ck và nhà ck thăm con thăm cháu chứ k cho đón con cháu đi đâu cả thì có được không ạ? Nếu làm v có sai luật j k ạ ? Tại e k yên tâm để con e đi cùng vs gđ đó . Cả ba bé và ông bà nội bé hất hủi trong thơi gian dài nên e cũng chỉ muốn cho lại thăm bé hoặc e dẫn bé về thăm ông bà rồi chở về trong ngày chứ k cho ở lại thì có đc k ạ?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HNGĐ), người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con sau khi ly hôn mà không bị ai cản trở.

Vì vậy, nếu bạn muốn cho chồng và gia đình chồng thăm con thì bạn có quyền làm điều đó. Nếu người khác cản trở bạn thăm con thì họ sẽ vi phạm quyền của bạn.

Nếu bạn muốn cho chồng và gia đình chồng thăm con nhưng không muốn cho họ đón bé đi đâu cả thì bạn có quyền làm như vậy. Bạn không vi phạm luật khi làm như vậy.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn cho bé đi cùng gia đình chồng thì bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho bé.

Ly hôn Ba Vì khó khăn khi chia bất động sản được mua trong thời kỳ hôn nhân bằng số tiền của mẹ đẻ cho riêng

Anh chị ls cho em hỏi, em có mua miếng đất trong thời kỳ hôn nhân, bằng số tiền của mẹ em cho và sổ hồng đứng tên 1 mình em…mà bây giờ 2 vk đang muốn li hôn,nhưng ck em không muốn công chứng làm văn bản xác nhận miếng đất đó là tài sản riêng của em…thì em phải làm sao bây giờ ạh….em cảm ơn…

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật hôn nhân và gia đình 2014, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

Nếu miếng đất này là tài sản riêng của bạn thì bạn vẫn sở hữu nó sau khi ly hôn.

Vì thế bạn cần có căn cứ chứng minh cho việc được cho riêng tiền và nguồn gốc phát sinh của bất động sản này là từ số tiền cho riêng. Việc không xác nhận tài sản riêng từ chồng có thể không làm phát sinh bất kỳ điều gì làm thay đổi bản chất của tài sản riêng.

Ly hôn Ba Vì và giành quyền nuôi con chưa sinh

E mún ly hôn và giành quyền nuôi con bé đầu gần 4t và 1 bé c sanh ạ z e có được quyền nuôi cả 2 bé hk ạ e ở bình tân vĩnh long ạ

Trả lời:

Nếu bạn muốn giành quyền nuôi cả hai con thì bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc giành quyền nuôi con sẽ được xem xét và quyết định dựa trên lợi ích của con.

Đối với bé 4 tuổi, việc lựa chọn người trực tiếp nuôi con sẽ dựa trên hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của người bố người mẹ.

Còn đối với con chung chưa sinh, thì theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay, con chung dưới 36 tháng sẽ luôn được ưu tiên cho người mẹ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, trừ phi thực tế có những căn cứ chứng minh người mẹ không thể thực hiện tốt nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.

Sau ly hôn Ba Vì gia đình bên nội cấm mẹ gặp con chung thì phải làm sao

Em và chồng em đã ly hôn từ cuối năm ngoái rồi ạ. Hiện giờ chồng cũ em đã đi đâu không liên lạc được từ lâu. Khi ly hôn tòa có xử mỗi người nuôi 1 cháu. Hiện chồng em đi có để lại đứa lớn cho bà nội nuôi. Và gia đình bên nội đang cấm em gặp cháu lớn không cho đón hay gặp. Các bác luật sư có thể hướng dẫn em giờ em phải làm thủ tục gì để được thăm nom và gặp con mình ạ

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Nếu gia đình bên nội cấm bạn gặp cháu lớn của mình thì đây là hành vi bạo lực gia đình và là hành vi bị cấm.

Bạn có thể liên hệ với Cơ quan công an gần nhất để được trợ giúp, trong trường hợp phía Cơ quan công an và Uỷ ban nhân dân đã có sự giải thích, khuyên giải nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn, bạn sẽ có đủ cơ sở để khởi kiện tới Toà án và yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con với lý do quyền và lợi ích của trẻ không được đảm bảo khi sống cùng chồng cũ và gia đình chồng cũ.

Xem thêm:

1900.0191