Hợp đồng cung cấp hàng công cộng, từ thiện

Hợp đồng cung cấp hàng công cộng, Hợp đồng cung cấp hàng từ thiện. Từ thiện là một trong những nghĩa cử cao đẹp của con người nhằm tạo điều kiện cho những người yếu thế hơn không bị tụt lại phía sau. Hàng hóa từ thiện tùy theo từng trường hợp và bối cảnh của người nhận, địa chỉ nhận, khu vực tiếp nhận có thể là thực phẩm, đồ sinh hoạt, vật dụng y tế, thuốc men, sản phẩm hỗ trợ. Để thực hiện việc từ thiện, các chủ sở hữu của số hàng từ thiện có thể trực tiếp bàn giao tới người nhận hoặc cung cấp qua một đơn vị trung gian, nếu đơn vị trung gian không phải các cơ quan, đoàn thể của nhà nước có thẩm quyền, các bên có thể ký kết một Hợp đồng có tên là Hợp đồng cung cấp hàng từ thiện.

Theo đó bên nhận trách nhiệm cung cấp, phân phối hàng từ thiện sẽ thay mặt thực hiện các công việc theo thỏa thuận để đưa hàng hóa từ thiện vào đúng nơi và trao đúng người cần, công việc này sẽ được trả thù lao hoặc không hoàn toàn phụ thuộc vào giao kết các bên. Trong một số trường hợp đặc biệt, người chủ sở hữu hàng hóa có thể bàn giao tiền mặt cho người nhận cung cấp, phân phối hàng từ thiện kèm theo những yêu cầu để người này trực tiếp cả việc mua, thu gom và phân phát hàng từ thiện. Hợp đồng cung cấp hàng từ thiện có tương đối nhiều cách thức để áp dụng trong thực tế và cũng là căn cứ pháp lý để quy kết trách nhiệm nếu có xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

Dưới đây là mẫu Hợp đồng cung cấp hàng công cộng, từ thiện, xin mời các bạn theo dõi.

Mẫu Hợp đồng cung cấp hàng từ thiện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

Hà nội, ngày 30 tháng 6 năm 2021

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP HÀNG TỪ THIỆN

Số:

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;
  • Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên,

Hôm nay ngày 30 tháng 6 năm 2021, tại Văn phòng Luật LVN, chúng tôi gồm:

Bên cung cấp (sau đây gọi là bên A):

Công ty TNHH ABC

Đia chỉ :

Mã số thuế :

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số :                 Do :            Cấp ngày :

Người đại diện theo pháp luật :                  Theo giấy ủy quyền/hđ ủy quyền số :    ;Chức vụ

Bên nhận cung cấp (Sau đây gọi là bên B):

Công ty DEF

Đia chỉ :

Mã số thuế :

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số :                 Do :            Cấp ngày :

Người đại diện theo pháp luật :                  Theo giấy ủy quyền/hđ ủy quyền số :    ;Chức vụ

Sau khi thỏa thuận, hai bên cùng thống nhất ký kết hợp đồng cung cấp hàng từ thiện với những điều khoản sau:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng:

          Bên A đồng ý cung cấp và bên B đồng ý nhận cung cấp những loại hàng hóa từ thiện trong thời hạn được quy định tại Hợp đồng này để phục vụ cho hoạt động từ thiện của công ty.

          Các loại hàng từ thiện có tổng số lượng như sau:

STTTên hàngĐơn vị tínhSố lượngThành tiền (ĐV: VNĐ)
1Gạokg5000
2Mì góiThùng1000 
 ….   
Tổng trị giá 300.000.000 VNĐ

Điều 2: Thực hiện hợp đồng:

  1. Thời gian thực hiện hợp đồng này được 2 bên thỏa thuận từ ngày /  / 2021 đến ngày /  /2021. Trong vòng … ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng, bên A có nghĩa vụ giao đầy đủ các sản phẩm cho bên B tại địa điểm và thời gian đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp bên cung cấp không thể giao hàng đúng thời hạn đã được quy định, việc gia hạn thời hạn giao hàng chỉ được thực hiện khi nhận được sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận cung cấp.
  2. Bên A có nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như giao đầy đủ số lượng hàng từ thiện mà hai bên đã thỏa thuận. Chất lượng và số lượng của số hàng mà bên A cung cấp cho bên B sẽ được kiểm tra trực tiếp vào lúc hàng hóa đến kho giao nhận của công ty B. Bên cung cấp phải đảm bảo đủ số lượng, trường hợp thiếu phải thông báo cụ thể lại cho bên nhận cung cấp.
  3. Việc bàn giao, kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa sẽ do ông/bà: A; chức vụ:  chịu trách nhiệm thực hiện.
  4. Bên nhận cung cấp có quyền yêu cầu và bên cung cấp có nghĩa vụ chấp nhận yêu cầu về việc đổi trả hàng hóa từ thiện trong trường hợp hàng hóa bị hỏng hay do lỗi của bên cung cấp trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
  5. Bên cung cấp phải đảm bảo hàng hóa có đủ nguồn gốc xuất xứ, không bị khiếu nại bởi một bên thứ ba và phải đáp ứng đầy đủ các quy định tiêu chuẩn chất lượng của pháp luật Việt Nam.

Điều 3: Tổng giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:

  1. Hợp đồng này có tổng giá trị là 300.000.000 VNĐ. Đơn giá từng loại mặt hàng đã được ghi rõ trong bảng kê, nếu có sự thay đổi về giá bên A phải có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên B sau khi đã điều chỉnh mức giá mới.
  2. Phương thức thanh toán : Chuyển khoản vào số tài khoản: 01234 NH A ngay sau khi nhận được hàng.
  3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có sự ảnh hưởng của các điều kiện khách quan dẫn đến sự thay đổi về giá thị trường kèm theo đó phát sinh các chi phí thì số tiền phát sinh trên sẽ do bên B chịu.
  4.  Bên A có trách nhiệm vận chuyển và đảm bảo chất lượng cho việc đóng gói các hàng hóa từ thiện, các khoản phí, chi phí và rủi ro liên quan đến việc vận chuyển và giao hàng sẽ do bên A chịu trách nhiệm.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các bên:

1./Quyền và nghĩa vụ của Bên A: Bên A có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Yêu cầu Bên B thực hiện nghĩa vụ nhận hàng hóa cung cấp theo đúng nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng này;

– Đơn phương chấm dứt Hợp đồng này khi Bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp hàng từ thiện.

– Yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại trong trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ của Bên B gây thiệt hại cho Bên A;

– Phải giao hàng hóa đúng chất lượng, đúng thời hạn, địa điểm theo quy định tại Hợp đồng này, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác được thể hiện bằng văn bản;

– Phải cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng của hàng hóa;

– Đảm bảo quyền sở hữu của Bên B đối với số hàng hóa từ thiện đã giao cho Bên B không bị người thứ ba tranh chấp. Trong trường hợp xuất hiện tranh chấp về quyền sở hữu với người thứ ba, Bên A có trách nhiệm bồi thường cho Bên B số tiền là:……………………. VNĐ (bằng chữ:…Việt Nam Đồng).

– Bảo hành đối với những hàng hóa từ thiện đã giao trong thời gian được quy định theo Hợp đồng này.

2./Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

– Yêu cầu Bên A thanh toán và thực hiện đúng các nghĩa vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng này và theo quy định của pháp luật; Đơn phương chấm dứt Hợp đồng này khi phát hiện Bên A vi phạm nghĩa vụ;

– Yêu cầu Bên A bồi thường thiệt hại do việc vi phạm nghĩa vụ của Bên A gây ra;

– Phải tiếp nhận hàng hóa từ thiện mà Bên A giao theo đúng thỏa thuận tại Hợp đồng trên; trừ trường hợp Bên A thực hiện không đúng nghĩa vụ giao hàng hóa.

– Phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa từ thiện theo đúng thỏa thuận trong Hợp đồng này, trừ trường hợp hai Bên có thỏa thuận khác.

– Phải bồi thường thiệt hại cho bên A như hai Bên đã thỏa thuận.

Điều 5: Giải quyết tranh chấp:

  1. Mọi tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thỏa thuận giữa các bên
  2. Trong trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại tòa án có thẩm quyền. Chi phí sẽ do bên thua kiện trả trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.

Điều 6: Các trường hợp khách quan:

  1. Trong trường hợp việc chậm giao hàng của bên A xảy ra do sự kiện bất khả kháng thì bên A được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc gây ra cho bên B.
  2. Trong các trường hợp còn lại các bên sẽ không được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc vi phạm nghĩa vụ gây ra.

Điều 7: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại:

  1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên. Trong trường hợp một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình thì phải chịu trách nhiệm và chịu 8% giá trị hợp đồng vi phạm.
  2. Bên gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra kể từ khi phát hiện vi phạm

Điều 8: Sửa đổi, tạm ngừng, chấm dứt hợp đồng:

  1. Mọi sự thay đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận bằng văn bản của các bên.
  2. Hợp đồng sẽ tạm ngừng trong các trường hợp:….
  3. Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:
  4. Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;
  5. Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;
  6. Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;

Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng:

Hợp đồng được lập thành 02 bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau trong việc giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày…. tháng….. năm………. đến ngày….. tháng….. năm……….

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên)
1900.0191