Hợp đồng tạm ứng quỹ phúc lợi

Hợp đồng tạm ứng quỹ phúc lợi. Quỹ phúc lợi là một dạng quỹ tiền tệ đa phần phục vụ cho các lợi ích công cộng, cho cộng đồng, các hoạt động khuyến học, chăm sóc y tế, chăm sóc người già, trẻ em. Việc tạm ứng có tham gia của quỹ phúc lợi có thể là bên nhận tạm ứng hoặc bên thực hiện tạm ứng, mục đích của thỏa thuận cũng không bị giới hạn, văn bản này chỉ nhằm thể hiện và làm rõ nội dung tạm ứng và các nghĩa vụ xoay quanh phần tạm ứng, các trách nhiệm phát sinh, chế tài liên quan.

Xin mời các bạn theo dõi biểu mẫu dưới đây của chúng tôi về dạng văn bản này.

Mẫu Hợp đồng tạm ứng quỹ phúc lợi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

Hà nội, ngày 06 tháng 7 năm 2021

HỢP ĐỒNG TẠM ỨNG QUỸ PHÚC LỢI

Số:

– Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên,

Hôm nay ngày 06 tháng 7 năm 2021, tại Văn phòng Luật LVN, chúng tôi gồm:

Bên nhận tạm ứng (sau đây gọi là bên A):

Anh : Nguyễn văn A

CMND/CCCD  số :        Ngày cấp :            Do :

Đia chỉ :

Số điện thoại :

Chức vụ :

Bên tạm ứng (Sau đây gọi là bên B):

Công ty DEF

Đia chỉ :

Mã số thuế :

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số :                 Do :            Cấp ngày :

Người đại diện theo pháp luật :                  Theo giấy ủy quyền/hđ ủy quyền số :    ;Chức vụ

Sau khi thỏa thuận, hai bên cùng thống nhất ký kết hợp đồng tạm ứng quỹ phúc lợi với những điều khoản sau:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng:

Bên B đồng ý tạm ứng và bên A đồng ý nhận tạm ứng quỹ phúc lợi với số tiền tạm ứng như sau: 000.000.000 VNĐ (Bằng chữ:….)

Điều 2: Thực hiện hợp đồng

  1. Mục đích tạm ứng: Nhằm đảm bảo lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi của công ty, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống và tinh thần làm việc cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững của doanh nghiệp, Bên A và bên B thỏa thuận sẽ cho bên A tạm ứng trước số tiền theo như thỏa thuận tại Điều 1 để hỗ trợ cho bên A thực hiện các hoạt động phúc lợi của công ty.
  2. Thời gian tạm ứng và số lần tạm ứng:

Lần 1: Vào ngày  /  /2021   chi:

Lần 2:

Lần 3:

  • Thanh toán tạm ứng: Sau khi hoàn thành việc tạm ứng, bên nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo các chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ số tiền tạm ứng, số tạm ứng đã nhận và khoản chênh lệch giữa số nhận tạm ứng và số đã sử dụng (nếu có). Trường hợp dư tạm ứng hoặc chi quá số tạm ứng đều phải có báo cáo cụ thể.

Điều 3: Phương thức bàn giao số tiền tạm ứng

Bên B sẽ tạm ứng cho bên A số tiền:….VNĐ (Bằng chữ: ).Bên B thực hiện bàn giao số tiền tạm ứng bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của bên A.

Thông tin người nhận:

Chủ tài khoản:

Số tài khoản:

Sau khi nhận đủ số tiền tạm ứng Bên A phải thông báo xác nhận cho bên B về thông tin ngày giờ và số tiền tạm ứng đã nhận được.

Điều 4: Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

Quyền lợi và nghĩa vụ của bên A:

  • Bên A có quyền được nhận đủ số tiền tạm ứng như đã thỏa thuận tại hợp đồng này. Có quyền yêu cầu bên B bàn giao số tiền tạm ứng.
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo như đã thỏa thuận sau khi đã nhận tiền tạm ứng. 
  • Sử dụng số tiền tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng đã ký.

Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B:

  • Có trách nhiệm bàn giao đầy đủ số tiền tạm ứng theo nội dung đã thỏa thuận tại điều 1.
  • Yêu cầu bên A sử dụng số tiền tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.
  • ….

Điều 5: Phạt vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

  1. Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì bên còn lại có các quyền yêu cầu bồi thường và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm.
  2. Trong quá trình nhận tiền tạm ứng, nếu bên A sử dụng không đúng mục đích như đã thỏa thuận bên A sẽ chịu mức phạt tương ứng với thiệt hại mà bên B phải chịu. Trường hợp một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ thời gian giao nhận thì phải bồi thường cho bên còn lại 8% giá trị hợp đồng.

Điều 6: Các trường hợp khách quan:

  1. Trong trường hợp việc chậm chi khoản tạm ứng của bên B xảy ra do sự kiện bất khả kháng thì bên B được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc gây ra cho bên B.
  2. Trong các trường hợp còn lại các bên sẽ không được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc vi phạm nghĩa vụ gây ra.

Điều 7: Giải quyết tranh chấp hợp đồng:

1.  Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, cùng có lợi và phải lập thành văn bản.

2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì thống nhất sẽ khiếu nại tới tòa án có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng này.

Điều 8: Hiệu lực hợp đồng:

1. Hợp đồng có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm các bên ký kết:

2. Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.

3. Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

Hai bên đã cùng nhau đọc lại hợp đồng, thống nhất với nội dung trên và đồng ý ký tên./.

BÊN TẠM ỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN NHẬN TẠM ỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
1900.0191