Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội

Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội là một biến thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng mục đích là hướng tới các đối tượng nhà ở xã hội, chung cư dành cho người có thu nhập thấp. Hợp đồng này theo quy định cần bắt buộc phải có công chứng và phải được thực hiện thủ tục sang tên bất động sản sau đó.

Hiện nay, nhu cầu nhà ở xã hội là rất lớn, theo thông tin cập nhật với tỷ lệ hơn 80% trả lời khảo sát hàng năm rằng người dân có nhu cầu mua nhà ở nhưng không thể đáp ứng được các mức chi phí đặt ra với những căn nhà riêng hay chung cư thông thường. Nhận thấy tiềm năng to lớn này các chủ đầu tư đã đặt lĩnh vực này trở thành mục tiêu và hàng loạt dự án nhà chung cư xã hội ra đời với chất lượng ngày càng cao. Tuy vị trí thường nằm ở các vùng ven thành phố, nhưng tiện ích công cộng của các công trình này lại có thể nói không thua kém gì những phân khu cao cấp trong nội đô.

Để tìm hiểu rõ hơn về Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội, các bạn vui lòng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ Ở XÃ HỘI

Số: …/…

Căn cứ:

– Nghị định 65/2013/NĐ-CP;

– Nghị định 100/2015/NĐ-CP;

– Thông tư 257/2016/TT-BTC;

– Luật nhà ở 2014.

– Các văn bản hướng dẫn khác;

– Nguyện vọng và ý chí của các bên.

Hôm nay, ngày …, chúng tôi gồm:

A. Bên A (Bên chuyển nhượng)

Tên:                                                    Ngày sinh:

– Giới tính                                             Quốc tịch:

– Địa chỉ:

– Số điện thoại

– Số cccd/cmnd                           Ngày cấp                     Nơi cấp

B. Bên B (Bên nhận chuyển nhượng)

Tên:                                                    Ngày sinh:

– Giới tính                                             Quốc tịch:

– Địa chỉ:

– Số điện thoại

– Số cccd/cmnd                          Ngày cấp                     Nơi cấp

Hôm nay, ngày …, hai bên cùng thống nhất và ký kết Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội với các điều khoản cụ thể sau:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

1. Bên A đồng ý chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở xã hội (NOXH) đứng tên mình cùng các trang thiết bị gắn liền nhà ở cho Bên B;

2. Thông tin nhà ở chuyển nhượng:

– Loại nhà ở:

– Địa chỉ:

– Diện tích sử dụng:

– Các trang thiết bị chủ yếu gắn liền với nhà ở:

– Đặc Điểm về đất xây dựng:

(Có bản vẽ sơ đồ vị trí nhà ở, mặt bằng nhà ở đính kèm Hợp đồng này)

Điều 2: Thông tin giao nhận nhà

1. Trong vòng … ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực, Bên A gửi cho Bên B Danh mục 1 đính kèm theo hợp đồng này, liệt kê chi tiết tình trạng nhà chuyển nhượng, các trang thiết bị gắn liền nhà ở này và tình trạng hiện tại; Bên B trong thời gian 02 ngày sau khi nhận được Danh mục 1, tiến hành kiểm tra và xác nhận tình trạng nhà ở, trang thiết bị đúng như mô tả trong Danh mục và thông báo lại cho Bên A, hai bên tiến hành lập biên bản nghiệm thu. Nếu trong quá trình nghiệm thu, phát hiện thông tin nhà ở, thiết bị gắn liền nhà ở không khớp với thông tin trong Danh mục 1, Bên B có quyền yêu cầu Bên A xử lý, khắc phục để đúng với thông tin đưa ra;

2. Thời gian bàn giao: trong vòng … ngày sau khi hai bên ký biên bản nghiệm thu;

3. Bên A bàn giao nhà ở kèm theo các trang thiết bị gắn với nhà ở đó và giấy tờ pháp lý về nhà ở cần thiết cho Bên B. Việc bàn giao nhà ở phải lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của hai bên;

4. Bên A thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, Bên B chịu các chi phí liên quan đến việc thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất;

5. Thời gian bảo hành: Trong vòng 06 tháng tính từ ngày được bàn giao, nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến thi công, xây dựng, Bên A có trách nhiệm khắc phục, sửa chữa.

Điều 3: Chi phí và thanh toán

1. Giá chuyển nhượng nhà: … VNĐ (đã bao gồm thuế GTGT);

2. Phương thức thanh toán

3. Bên A thanh toán 30% giá trị hợp đồng ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực, thanh toán tiếp 30% sau khi nghiệm thu, thanh toán 40% còn lại sau khi nhận bàn giao nhà;

4. Trường hợp chậm thanh toán không quá 15 ngày sẽ bị tính lãi suất theo ngân hàng nhà nước; trường hợp chậm thanh toán quá 15 ngày, Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không trả lại số tiền Bên B đã thanh toán trước đó.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên A

1. Được nhận phí chuyển nhượng nhà ở xã hội đầy đủ, đúng hạn; được yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn; được yêu cầu Bên B thanh toán thêm lãi suất nếu chậm thanh toán không quá 15 ngày, được đơn phương hủy bỏ hợp đồng và không phải trả lại số tiền Bên B đã thanh toán trước đó nếu Bên B chậm thanh toán quá 15 ngày;

2. Yêu cầu Bên mua nhận bàn giao nhà ở theo đúng thỏa thuận của Hợp đồng này;

5. Bảo quản nhà ở và trang thiết bị gắn liền với nhà ở trong thời gian chưa bàn giao nhà cho Bên B;

6. Bàn giao nhà ở kèm theo hồ sơ cho Bên B theo đúng thỏa thuận của Hợp đồng này;

7. Thực hiện bảo hành nhà ở cho Bên B theo quy định tại Hợp đồng này;

8. Nộp tiền sử dụng đất và các Khoản phí, lệ phí khác liên quan đến mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật;

9. Có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho Bên B;

Bài viết cùng chủ đề:

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên B

1. Nhận bàn giao nhà ở kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận của Hợp đồng này;

2. Yêu cầu Bên A bảo hành nhà ở theo quy của Hợp đồng này; bồi thường thiệt hại do việc giao nhà ở không đúng thời hạn, chất lượng và cam kết khác trong hợp đồng;

3. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo các kỳ thanh toán trong hợp đồng này;

4. Nộp đầy đủ các Khoản thuế, phí, lệ phí liên quan đến mua bán nhà ở cho Nhà nước theo quy định của pháp luật;

Điều 6: Điều khoản giải quyết tranh chấp

1. Mọi vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng mà hai bên không thống nhất cách giải quyết thì được xem là tranh chấp và sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hòa giải không quá 03 (ba) lần;

2. Nếu quá 03 (ba) lần mà hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận chung, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết trước tòa án.

Điều 7: Trường hợp bất khả kháng

1. Mọi sự kiện phát sinh nằm ngoài ý chí chủ quan của hai bên và không bên nào có thể lường trước và không thể khắc phụ được bằng mọi biện pháp và khả năng cho phép bao gồm: chiến tranh, tai nạn, nội chiến, đình công, cấm vận, thiên tai …. được xem là sự kiện bất khả kháng;

2. Nếu một trong hai bên vì sự kiện bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thì không bị truy cứu các trách nhiệm phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng;

3. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp sự kiện phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên còn lại trong khoảng thời gian … ngày kể từ ngày biết có sự kiện bất khả kháng xảy ra và phải áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn trong khả năng để khắc phục thiệt hại;

4. Trong trường hợp bên gặp sự kiện bất khả kháng vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng mà không thực hiện thủ tục thông báo như đã nêu trên hoặc không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được quy định tại hợp đồng này.

Điều 8: Phạt vi phạm và bồi thường

1. Bất kỳ bên nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng thì đều phải chịu phạt vi phạm với mức:…

2. Bất kỳ bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì sẽ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra;

3. Thời hạn thanh toán tiền phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại là sau 30 ngày, kể từ ngày bên vi phạm nhận được văn bản thông báo về tiền phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại từ bên bị vi phạm.

Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Điều 9: Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực tính từ thời điểm ký;

2. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

3. Hợp đồng bao gồm … trang, được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

1900.0191