So sánh và đánh giá chế định hợp đồng của Bộ luật Hammurabi và Luật Dân sự La Mã thời kì cộng hòa hậu kì và thời kì quân chủ

So sánh và đánh giá chế định hợp đồng của Bộ luật Hammurabi và Luật Dân sự La Mã thời kì cộng hòa hậu kì và thời kì quân chủ

Trong lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới thời kì cổ đại, có thể nói, hai bộ luật là Bộ luật Hammurabi của phương Đông, và Luật Dân sự La Mã của phương Tây là hai bộ luật toàn diện và tiến bộ nhất thời kì này. Nói đến điểm tiến bộ của hai bộ luật này có thể kể đến các quy định trong lĩnh vực dân sự mà chế định hợp đồng là một trong những vấn đề được quy định trong đó.

Để tìm hiểu rõ hơn về chế định hợp đồng được quy định trong hai bộ luật này, cũng như nêu lên những đánh giá khách quan về các quy định liên quan đến chế định đó trong hai bộ luật, em đã chọn tìm hiểu, phân tích đề số 4: “ So sánh và đánh giá chế định hợp đồng của Bộ luật Hammurabi và Luật Dân sự La Mã thời kì cộng hòa hậu kì và thời kì quân chủ”.

I. So sánh chế định hợp đồng của Bộ luật Hammurabi và Luật Dân sự Lã Mã thời kì cộng hòa hậu kì và thời kì quân chủ.

1. Những điểm tương đồng của hai bộ luật

Nguồn của hai bộ luật nói chung hay của luật dân sự nói riêng và cụ thể là của các quy định trong chế định hợp đồng của hai bộ luật này bao gồm : các quyết định của vua hay hoàng đế ( ở đây là vua Hammurabi và hoàng đế La Mã ), các tập quán, các bộ luật của thời kì trước hay các quốc gia bị chiếm đóng.

Chế định hợp đồng trong hai bộ luật đều dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện, không dối lừa của các bên, đồng thời nó phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

2.Những điểm khác biệt trong chế định hợp đồng của hai bộ luật

Ở chế định hợp đồng, hai bộ luật có sự khác nhau cơ bản như sau :

 Bộ luật Hammurabi:Luật Dân sự La Mã:
Điều kiện để hợp đồng

 

có hiệu lực

– Chỉ ghi nhận riêng đối với hợp đồng mua bán.

 

 

– Có sự thỏa thuận của hai bên.

 

– Phù hợp với quy định pháp luật.

Cách phân loại hợp đồng–  Chưa có cách phân loại hợp đồng.

 

–  Phân loại thành các loại hợp đồng cụ thể.

–  Phân chia theo thời điểm: hợp đồng thực tại và hợp đồng thỏa thuận.
Hình thức

 

hợp đồng

– Hợp đồng được lập thành văn bản, có người làm chứng.– Hợp đồng giao kết theo hình thức thề (thề có đồng và câu).

 

– Hợp đồng miệng (dưới dạng câu nói: hỏi và trả lời).

– Hợp đồng viết (dạng văn bản).

Biện pháp bảo đảm.– Thường là những chế tài hình sự (tử hình, …).

 

– Phạt tiền.

– Khi có vi phạm hợp đồng, trái vụ xuất hiện, các biện pháp bảo đảm là: cầm cố, thế chấp vật, sự bảo lãnh của người trung gian.

Bên cạnh đó, giữa một số loại hợp đồng thông dụng của chế định này ở hai bộ luật cũng có sự khác nhau:

  • Hợp đồng mua bán: trong bộ luật Hammurabi ghi nhận 3 điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Đó là: người bán là chủ sở hữu thực sự; tài sản mua bán phải đảm bảo đúng giá trị sử dụng của nó; khi tiến hành hợp đồng phải có người thứ ba làm chứng. Điều này không quy định trong hợp đồng mua bán của luật La Mã.
  • Hợp đồng vay mượn: trong luật La Mã quy định bên cho vay chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cho vay cho bên vay và bên vay có nghĩa vụ trả vật cùng loại hoặc số tiền đã vay khi hết hạn hợp đồng. Còn bộ luật Hammurabi quy định mức lãi tối đa của hợp đồng vay tiền (1/5) và vay thóc (1/3). Chủ nợ có quyền giữ người nợ hay các thành viên trong gia đình người nợ làm con tin (có thể là bất động sản).

II. Đánh giá về chế định hợp đồng của hai bộ luật.

Cả hai bộ luật đều tương đối toàn diện và tiến bộ, mỗi bộ luật đều có những ưu điểm và hạn chế riêng trong quy định các vấn đề trong chế định hợp đồng.

Trong chế định hợp đồng, bộ luật Hammurabi chỉ đưa ra các điều luật điều chỉnh các trường hợp cụ thể, các nhà làm luật chưa đưa ra được khái niệm, định nghĩa về hợp đồng là gì mà đi thẳng luôn vào việc đưa ra các điều luật quy định nội dung của hợp đồng. Về điều kiện để hợp đồng có hiệu lực trên thực tế: Như ta đã biết chế định hợp đồng của Luật Hammurabi quy định những điều kiện cơ bản như tự nguyện, tự do ý chí…

Tuy nhiên để hợp đồng có hiệu quả có hiệu lực trên thực tế thì không chỉ dựa vào những điều kiện cơ bản mà chúng ta còn phải tuân theo những điều kiện cụ thể mà trong luật quy định. Bộ luật Hammurabi chỉ tập trung quy định hợp đồng mua bán, còn với các hợp đồng mua bán khác như mua bán nô lệ ,hay hợp đồng lĩnh canh ,hợp đồng vay nợ…thì điều kiện lại hoàn toàn khác biệt hoặc không có.

Bên cạnh đó, Luật Dân sự La Mã đã quy định chung, khái quát cho tất cả các hợp đồng, điều chỉnh rộng hơn, các nhà làm luật La Mã đã đưa ra được khái niệm hợp đồng, trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận của hai bên, hợp đồng thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên bên. Điều kiện đưa ra để  hợp đồng có hiệu lực quy định chung cho tất cả các loại hợp đồng chứ không chỉ riêng với hợp đồng mua, bán.

Do vậy, về hiệu lực của hợp đồng trong chế định hợp đồng của luật dân sự La Mã có bước tiến bộ, điều chỉnh rộng hơn, và phù hợp hơn bộ luật Hammurabi.

Về các biện pháp bảo đảm để hợp đồng được thực hiện trên thực tế, bộ luật Hammurabi quy định các biện pháp bảo đảm để hợp đồng được thực hiện trên thực tế thường là các chế tài hình sự và phạt tiền. Chế tài của hợp đồng thường là các chế tài hình sự (hình phạt) khá khắc nghiệt. Bộ luật quy định nếu người bán bị người làm chứng tố cáo vật bán là của người khác thì sẽ bị tử hình.

Ngược lại, nếu có người nhận vật bán là của mình bị mất nhưng không có người làm chứng thì người nhận đó cũng bị tử hình và luật cho rằng đấy là tội vu khống (điều 9 và điều 11). Qua đó có thể thấy luật bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị. Những kẻ giàu có cho vay mượn, thuê mướn luôn luôn được pháp luật bảo vệ, còn nhân dân lao động nghèo khổ là đối tượng trừng trị của pháp luật. Khi thuê mướn thì chủ ruộng và người lĩnh canh bao giờ cũng thỏa thuận thông qua hợp đồng. Chủ ruộng bao giờ cũng thu được tô, phần rủi ro thì người thuê mướn phải chịu.  

Cho nên, đời sống của nhân dân ở tất cả các thời kỳ đều khổ cực như nhau. Pháp luật là do giai cấp thống trị đặt ra để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, còn nhân dân lao động hầu như không được bảo vệ mà luôn là đối tượng bóc lột chủ yếu của nhà nước. Đây là điểm hạn chế của bộ luật Hammurabi cũng như của tất cả các bộ luật khác trên thế giới khi xã hội vẫn còn sự phân chia giai cấp.

Mặt khác, biện pháp đảm bảo hợp đồng có hiệu lực của Luật Dân sự La Mã là cầm cố vật và sự bảo lãnh của người trung gian. Nó là cơ sở các bên khi tham gia giao kết hợp đồng bảo vệ quyền và lợi ích của riêng mình, đồng thời cho thấy sự tiến bộ của các nhà làm luật La Mã, thể hiện sự bình đẳng hơn giữa những người tham gia trong hợp đồng. Bên cạnh đó, khi có sự vi phạm hợp đồng thì trái vụ xuất hiện. Đó là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của bên vi phạm cho bên còn lại. Cùng với các quy định về trái vụ trong hợp đồng, Luật Dân sự La Mã càng thể hiện sự tiến bộ, thích hợp hơn so với các quy định của bộ luật Hammurabi .

Trong chế định hợp đồng , cả hai bộ luật cũng có điểm tiến bộ chung trong nguyên tắc khi tham gia vào hợp đồng. Bộ luật Hammurabi, các nhà làm luật Lưỡng Hà quy định ,hợp đồng phải là sự thỏa thuận, tự nguyện của các bên khi tham gia hợp đồng và đồng giao kết nó khi có sự trùng hợp ý chí các bên, hình thức bằng văn bản hoặc có người làm chứng.

Do đó, tất cả các loại hợp đồng đều tuân theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng, về nội dung của hợp đồng (quyền và nghĩa vụ): các bên tham gia hợp đồng đều phải có được hưởng quyền định đồng thời phải có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nó khá đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Trong Luật Dân sự La Mã thì thỏa thuận, tự nguyện, theo pháp luật cũng là  điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Đó là những tiến bộ tích cực thể hiện trình độ hiểu biết và kĩ thuật luật pháp của các nhà làm luật trong hai bộ luật.

Qua việc so sánh đánh giá chế định hợp đồng của hai bộ luật, ta thấy rằng, tuy hai bộ luật có những điểm tương đồng nhưng cũng có những sự khác nhau cơ bản. Đánh giá chế định hợp đồng của hai bộ luật này, có thể nói bộ luật Hammurabi và luật Dân sự La Mã là những bộ luật không chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý nói riêng mà còn là nguồn cứ liệu lịch sử phong phú, quý giá để chúng ta nghiên cứu nền văn minh thế giới cổ đại nói chung.

Mỗi bộ luật có những quy định với những ưu điểm, hạn chế nhưng xét vào thời điểm lúc bấy giờ thì có thể thấy được kỹ thuật lập pháp của các nhà làm luật rất tiến bộ, dù trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhưng vẫn chứa đựng nhiều giá trị mà đương đại đáng kế thừa và phát triển.

Tham khảo thêm:

1900.0191