Bình luận việc thực hiện chính sách tền tệ tác động đến tỷ giá hối đoái
Theo như em tìm hiểu, nửa đầu năm 2017, nước ta đã phải đối mặt với bối cản cán cân thương mại thâm hụt ( Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn FDI trong nửa đầu năm thặng dư hơn 7,55 tỷ USD); những biến động lớn trên thị trường tài chính quốc tế đặc biệt sự kiện Brexit và các khâu chuẩn bị, quá trình đàm phán thực hiện Brexit. Những tác động đa chiều của cuộc bầu cử tại Mỹ, cũng như các quyết định của Mỹ, biến động về quan hệ ngoại giao của Qatar và một số nước Trung Đông; Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất 2 lần. Đồng đô la Mỹ mất giá trên thị trường tài chính quốc tế,…Tuy nhiên tỷ giá vẫn được giữ ổn định nhờ sự tác động của chính sách tiền tệ:
– Thứ nhất, trong nửa năm đầu 2017, tỷ giá không thay đổi nhiều nên NHNN đã có động thái mua vào khoảng 1 tỷ USD vào dự trữ ngoại hối. Lượng tiền này tiếp tục được bơm ra nền kinh tế thông qua các ngân hàng. Tính trong 6 tháng đầu năm, tín dụng ngoại tệ đã tăng 5,5% – 6% trong khi năm 2016 không tăng.
– Thứ hai, để góp phần giảm áp lực đáng kể lên tỷ giá, chính sách tiền tệ đã phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong điều hành lãi suất VND trên thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu Chính phủ. Thanh khoản của hệ thống các TCTD, sự ổn định của thị trường vàng… Cụ thể là quyết định giảm lãi suất điều hành đồng thời giữ nguyên hạn mức tăng trưởng tín dụng chung là 18%. Mục đích của NHNN là cho các ngân hàng thương mại (NHTM) cơ hội giảm lãi suất cho vay và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Qua số liệu thống kê, mức lãi suất huy động và cho vay năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 đang ở mức thực dương, NIM của các ngân hàng đang ở mức hợp lý, xu hướng lạm phát giảm thấp.
Nhận thấy tác động của chính sách tiền tệ giai đoạn này là trong hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt, tư bản vận động tự do, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng mức cung tiền trong nền kinh tế làm cho lãi suất giảm xuống làm cho tăng tổng cầu, nhờ vậy mà quy mô của nền kinh tế mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Khi lãi suất giảm, tư bản đương nhiên đổ ra nước ngoài để đầu tư vào những nước có lãi suất cao hơn, lúc này thị trường ngoại hối dư cầu làm cho tỷ giá ngoại tệ tăng, tỷ giá nội tệ giảm kéo theo xuất khẩu ròng tăng, tổng cầu tăng nên nền kinh tế cân bằng tại điểm có sản lượng cao hơn mức ban đầu.
– Thứ ba, chính sách tiền tệ đã thực hiện biện pháp thu hút lượng ngoại tệ vào Việt Nam bằng cách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Cụ thể, thực hiện theo quyết định 1058/ QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ quyết định phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lí nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Triển khai hoạt động này là việc lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính: Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, xử lý nợ xấu tại các NHTM thông qua bán nợ cho VAMC, tăng vốn điều lệ và lợi nhuận để lại; Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; Cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo hướng an toàn, lành mạnh,…Theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái tăng.
Tóm lại, chính sách tiền tệ trong 6 tháng đầu năm 2017 đã thực hiện một cách thận trọng và chặt chẽ, ổn định được lãi suất và tỷ giá. Trong khi đó, việc điều hành giảm lãi suất phát hành trái phiếu phù hợp, giảm chi tiêu ngân sách và có lộ trình tăng giá hàng hoá thiết yếu phù hợp ở chính sách tài khoá đã góp phần kiểm soát lạm phát. Từ đây ta có thể nhận thấy Chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối, chính sách lãi suất và tín dụng tiếp tục được điều hành hiệu quả và kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để thực hiện cho được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp và thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn. Đây là nhiệm vụ chính trị tổng quát, xuyên suốt của ngành Ngân hàng với vai trò chủ đạo để cùng với các Bộ, ngành thực hiện cho được mục tiêu chung của Chính phủ. Quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, không để xảy ra những biến động bất lợi. Tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Phát huy vai trò chủ đạo của thị trường tiền tệ trong việc duy trì sự ổn định của thị trường tài chính, hỗ trợ thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Như vậy, qua việc tìm hiểu rõ hơn về nội dung và tác động của chính sách tiền tệ đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô ở nước ta hiện nay, đặc biệt là tác động của nó đối với tỷ giá hối đoái đóng vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Hiểu rõ về chính sách tiền tệ và vận dụng nó trong nền kinh tế hiện nay đòi hỏi cần phải có tầm nhìn rộng và kiến thức về nó. Để nền kinh tế Việt Nam có thể đi lên đạt được những mục tiêu tăng trưởng mà Nhà nước ta đã đề ra thì cần vận dụng một cách triệt để và có hiệu quả chính sách này.
Các bài luận liên quan:
- Nhận diện các rủi ro trong soạn thảo, đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa và cách phòng tránh
- Bình luận quy định pháp luật về chính sách khoan hồng theo Luật Cạnh tranh
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong TTDS
- Phân tích các điều kiện để các loại bất động sản được phép đưa vào kinh doanh trong thị trường bất động sản
- Phân tích các nguyên tắc của kinh doanh bất động sản, đánh giá thực tiễn
- Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018
- Nguyên lý tác động của chính sách tiền tệ đến tỷ giá hối đoái
- Thực trạng Pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát việc tập trung kinh tế
- Trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền
- Thực trạng tình trạng thu hồi đất còn nhiều khuất tất, ảnh hưởng tới đời sống của người dân