Nguyên lý tác động của chính sách tiền tệ đến tỷ giá hối đoái.
Chính sách tiền tệ thực chất là sự cụ thể hóa những biện pháp nhằm tác động vào mức cung tiền của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường và thông qua lãi suất, chính sách tiền tệ tác động đến tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế để từng bước thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô được đặt ra trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác. Ví dụ: tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam do ngân hàng ngoại thương công bố là theo thông lệ quốc tế: Số đơn vị tiền đồng Việt Nam cần thiết để mua một đơn vị tiền nước ngoài chẳng hạn 15.000 đ/ USD.
Như vậy, sự tác động của chính sách tiền tệ đến tỷ giá hối đoái được hiểu đơn giản là sự điều tiết tỷ giá bằng cách Ngân hàng Trung ương tác động lên thị trường ngoại hối làm thay đổi lượng tiền cung ứng trên thị trường. Ngân hàng Trung ương thông qua việc tác động vào tỷ giá hối đoái để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế đối ngoại.
Do trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước khác nhau và cách thức tổ chức quản lý cũng khác nhau nên cũng có những cơ chế tỷ giá khác nhau. Chính vì vậy, sự tác động của chính sách tiền tệ đối với từng tỷ giá cũng khác nhau.
1. Tác động của chính sách tiền tệ với tỷ giá hối đoái cố định – Tư bản vận động tự do
Tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Trung ương quy định mà giữ ở một mức giá nhất định đã công bố. Khi có sức ép nâng hoặc giảm tỷ giá, Ngân hàng Trung ương sẽ dùng dự trữ ngoại tệ để can thiệp cho tỷ giá giữ nguyên mức. Tuy nhiên, vì tư bản chuyển động hoàn toàn tự do nên Ngân hàng Trung ương sẽ không thể cùng một lúc theo đuổi cả hai mục tiêu là ổn định tỷ giá hối đoái và ổn định mức cung tiền.
Giả sử, theo mô hình trên đây, nền kinh tế cân bằng tại E. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Trong ngắn hạn, mức giá chưa tăng đã làm cho LM1=> LM2. Tại E’ có i<i’ => Tư bản đổ ra nước ngoài => Thị trường ngoại hối dư cầu (E có xu hướng tăng). Để giữ nguyên tỷ giá buộc Ngân hàng Trung ương phải bán ra ngoại tệ làm MS giảm => LM2 giảm chuyển về LM1. Nền kinh tế từ E’ chuyển về E ban đầu.
2. Tác động của chính sách tiền tệ đối với E linh hoạt – Tư bản vận động tự do
Sự tác động này thể hiện thông qua mô hình trên đây. Nền kinh tế cân bằng tại E, Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm cho LM1 => LM2. Cũng giống như trong trường hợp tỷ giá cố định, việc tăng cung tiền làm lãi suất trong nước tạm thời giảm xuống thấp hơn so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn chảy ra nước ngoài. Nhưng trong chế độ E thả nổi thì không có sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương. Lúc này, thị trường ngoại hối dư cầu làm cho E tăng (e giảm) => NX tăng => AD tăng => IS1 chuyển lên IS2. Nền kinh tế cân bằng tại E’’ với sản lượng đã tăng lên cao Y’’.
3. Tác động của chính sách tiền tệ đối với E thả nổi có quản lý
Đối với hệ thống này, chính sách tiền tệ cho phép tỷ giá dao động trong một khoảng tùy theo yêu cầu của chính sách quản lý kinh tế sao cho phù hợp với thực trạng. Trừ khi tỷ giá hối đoái vượt quá khoảng giới hạn cho phép thì chính sách tiền tệ mới tác động để trở về khoảng giới hạn ban đầu.
Các bài luận liên quan:
- Nhận diện các rủi ro trong soạn thảo, đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa và cách phòng tránh
- Bình luận quy định pháp luật về chính sách khoan hồng theo Luật Cạnh tranh
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong TTDS
- Phân tích các điều kiện để các loại bất động sản được phép đưa vào kinh doanh trong thị trường bất động sản
- Phân tích các nguyên tắc của kinh doanh bất động sản, đánh giá thực tiễn
- Bình luận việc thực hiện chính sách tiền tệ tác động đến tỷ giá hối đoái
- Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018
- Thực trạng Pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát việc tập trung kinh tế
- Trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền
- Thực trạng tình trạng thu hồi đất còn nhiều khuất tất, ảnh hưởng tới đời sống của người dân