Hỏi tại sao cơ quan cũ có thể làm khó khi đã bồi thường hợp đồng

Câu hỏi:

Tôi có một hợp đồng lao động với một Liên hiệp Khoa học (là một tổ chức phi Chính phủ) với nội dung tóm tắt như sau: cam kết làm việc tại LH 6 năm từ đầu năm 2011 với quyền lợi là được cấp học bổng đi học cao học. Nếu không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi thường gấp đôi số tiền đã được cấp.

– Tuy nhiên khi chưa chấm dứt hợp đồng với LH thì tôi đã kí một hợp đồng lao động khác với một cơ quan khác (cơ quan Nhà nước). Nhưng trong thời gian này tôi đã thông báo bằng miệng với LH về việc làm việc tại cơ quan khác. Và tôi đã chấp nhận bồi thường số tiền như đã cam kết

– Hiện nay LH tại nơi tôi đã làm đưa công văn trình bày sự việc của tôi cùng với bản hợp đồng, bản cam kết mà tôi đã kí với họ lên cơ quan mới của tôi nhằm mục đích để cơ quan mới không cho tôi tiếp tục làm việc.

Như vậy thì tôi có được phép làm việc tại cơ quan mới nữa không khi đã bồi thường thiệt hại cho bên Liên hiệp Khoa học và tôi có còn phải chịu những hậu quả gì nữa không?

 

 

Trả lời:

Theo quan điểm của tôi, nếu anh thực sự đã “bồi hoàn” hợp đồng đúng theo điều mà hai bên đã thỏa thuận, thì về nguyên tắc anh có quyền chấm dứt hợp đồng – và không còn bị ràng buộc gì nữa (về quyền và nghĩa vụ) với tổ chức LH.

Vì anh không gửi cho chúng tôi bản hợp đồng lao động, nên chúng tôi không thể đánh giá chính xác hợp đồng lao động giữa hai bên đã chính thức chấm dứt chưa. Tuy nhiên, nếu chưa thì anh nên thực hiện đúng theo qui định tại Bộ luật lao động, nghĩa là báo trước 30 ngày và nêu lý do chấm dứt hợp đồng đúng theo trong phần qui định về quyền “đơn phương chấm dứt hợp đồng” của người lao động – qui định tại điều 37 Bộ luật lao động. ( Tôi không muốn và cũng không nên nói rõ hơn, mà anh nên tự nghiên cứu và có lựa chọn phù hợp nhất).

Ngoài ra, tôi thấy anh cũng nên biết thêm hai vấn đề sau:

– Trước hết là vấn đề “thời hạn” trong bản hợp đồng lao động giữa anh và tổ chức LH. Theo qui định, hợp đồng lao động có hai dạng chính là “xác định thời hạn” và “không xác định thời hạn”. Hợp đồng xác định thời hạn có thời gian từ 12-36 tháng. Như vậy, việc LH đưa ra thời hạn 6 năm là không đúng qui định. Nếu có tranh chấp, hợp đồng này sẽ bị tuyên vô hiệu hoặc bị “điều chỉnh” lại.

– Về nguyên tắc, người lao động chỉ có nghĩa vụ bồi thường “chi phí đào tạo” chứ không phải là “số tiền đã được cấp”. Và cũng chỉ bồi thường bằng đúng số tiền đào tạo thôi, chứ không phải là “gấp đôi” như lời anh nói.

Do vậy, mặc dù không ai muốn rắc rối làm gì, nhưng anh nên nói rõ với lãnh đạo LH là hành động có mục đích “ngăn chặn” mà tổ chức LH đang làm là không đúng luật, có dấu hiệu xâm phạm đời tư. Cũng như việc hai bên ký hợp đồng có hai nội dung như nêu trên là không hợp pháp.

Chúc anh mọi việc tốt đẹp. Nhưng tôi cũng cho rằng anh cần phải “suy nghĩ nghiêm túc hơn” trong việc quyết định vào làm tại một nơi nào đó.

Wiki Luật kính đáp!

Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

 

Tham khảo thêm:

1900.0191