Mẫu Đơn yêu cầu hỗ trợ thu hồi tài sản chi tiết

Đơn yêu cầu hỗ trợ thu hồi tài sản là văn bản thường được sử dụng trong các hệ thống tín dụng hay những giai đoạn để thực thi quyết định, bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đơn vị nhận đơn sẽ là các cơ quan có chức năng, khả năng có thể hỗ trợ chủ đơn trong việc thu hồi, truy thu, phát mại các tài sản thế chấp, tài sản bị chiếm hữu bất hợp pháp.

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

1. Đơn yêu cầu hỗ trợ thu hồi tài sản Mẫu 1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội,Ngày 23 tháng 09 năm 2019

ĐƠN YÊU CẦU HỖ TRỢ THU HỒI TÀI SẢN

  • Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2005
  • Căn cứ Nghị Định 163/2006

Kính gửi : UBND phường C

Tên cơ quan, tổ chức : Ngân Hàng Cổ Phần A

Địa chỉ trụ sở chính : Số X, Đường Y, Quận H, Hà Nội

Số Điện Thoại:………………… Fax:………………………………………

Nội dung :

Ngày 29/9/2017 ông K có vay số tiền là 10 Tỷ và được ông H ( bố của ông K) bảo lãnh vay bằng căn nhà của ông H ở số 17 đường Q, Quận M là tài sản bảo đảm cho khoản vay giữa Ngân Hàng A  với Công ty Sino K do ông K làm chủ. Sau khi vay vốn, Công ty Sino K để nợ quá hạn kéo dài do đó ngân hàng tiến hành thu giữ tài sản theo đúng pháp luật. Nhưng trong ngày 30/9/2019 trong lúc thu hồi tài sản căn nhà số 17 đường Q, Quận M theo đúng qui định của pháp luật thì bị gia đình ông H ngăn cản và hành hung.

Theo đó căn cứ Điều 335 và 336 Bộ luật Dân Sự 2015 qui định

Điều 335. Bảo lãnh

  1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Điều 336. Phạm vi bảo lãnh

  1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
  2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Căn cứ Điều 64 Nghị Định 163/2006/NĐ-CP

  1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
  2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:

a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.

b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

Nay chiếu theo Khoảng 5 Điều 64 Nghị định Nghị Định 163/2006/NĐ-CP Ngân Hàng chúng tôi kính đề nghị UBND phường C có thể cử Công An phường hoặc người có trách nhiệm liên quan xuống để hỗ trợ Ngân Hàng chúng tôi trong công tác thu hồi tài sản của mình.

Chúng tôi rất cảm ơn và mong có được sự giúp đỡ của quí UBND phường!

Người Đại Diện Ngân Hàng A

(Ký và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

2. Đơn yêu cầu hỗ trợ thu hồi tài sản Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày, …tháng….. năm

ĐƠN YÊU CẦU HỖ TRỢ THU HỒI TÀI SẢN

Kính gửi: UBND phường…

  • Căn cứ vào Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005
  • Căn cứ nghị định 163/2006  về giao dịch bảo đảm Số: 163/2006/NĐ-CP do Quốc hội Chính Phủ  nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2006

Tên cơ quan, tổ chức : Ngân Hàng Cổ Phần A

Địa chỉ trụ sở chính : Số X, Đường Y, Quận H, Hà Nội

Số Điện Thoại:………………… Fax:………………………………………

Nội dung :

Theo đó căn cứ Điều 335 và 336 Bộ luật Dân Sự 2015 qui định

Điều 335. Bảo lãnh

  1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Điều 336. Phạm vi bảo lãnh

  1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
  2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Căn cứ Điều 64 Nghị Định 163/2006/NĐ-CP

  1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
  2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:

a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.

b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

Nay chiếu theo Khoảng 5 Điều 64 Nghị định Nghị Định 163/2006/NĐ-CP Ngân Hàng chúng tôi kính đề nghị UBND phường C có thể cử Công An phường hoặc người có trách nhiệm liên quan xuống để hỗ trợ Ngân Hàng chúng tôi trong công tác thu hồi tài sản của mình.

Chúng tôi rất cảm ơn và mong có được sự giúp đỡ của quí UBND phường!

Người Đại Diện Ngân Hàng A

1900.0191