Công văn là gì, danh mục các loại công văn, văn bản không có tên loại

Công văn là gì, khái niệm công văn, có những loại công văn nào, văn bản không có tên loại là gì, có những hình thức nào? Danh sách và căn cứ quy định pháp luật?

Công văn là gì, các loại công văn văn bản không có tên loại

Tại sao công văn là văn bản không có tên loại? có những loại công văn nào và công dụng chính của từng loại ra sao? những khó khăn trong việc phân biệt công văn? văn bản hành chính?

Định nghĩa Công văn

Là loại văn bản không có tên loại, được dùng để truyền tải thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi công tác … giữa các chủ thể có thẩm quyền nhằm giải quyết các nhiệm vụ có liên quan.

Hướng dẫn sử dụng Công văn

Công văn có thể là văn bản nội bộ hoặc văn bản hành chính đến và đi, với nội dung chủ yếu sau:

  • Thông báo một hoặc nhiều hoạt động dự kiến xảy ra, ví dụ như về việc mở lớp đào tạo bồi dưỡng…;
  • Hướng dẫn thực hiện văn bản thi hành ở cấp trên ;
  • Thông báo về một nội dung nào đó cho đơn vị nhận công văn;
  • Xin ý kiến về vấn đề có liên quan đến hoạt động của cơ quan;
  • Trình kế hoạch mới, đề nghị mới lên cấp tên;
  • Xác nhận vấn đề nào đó trong hoạt động của cơ quan;
  • Thăm hỏi, cám ơn, phúc đáp, trả lời…

Phù hợp với từng nội dung có thể có các loại công văn như: Hướng dẫn, giải thích, phúc đáp, đôn đốc, giao dịch, đề nghị, đề xuất…

Với nội dung đa dạng như vậy cần lưu ý không nhầm lẫn công văn mang tính thông báo với thông báo, công văn đề xuất với đề án, dự án hoặc tờ trình…

Phân loại công văn:

– Công văn hướng dẫn;

– Công văn giải thích;

– Công văn chỉ đạo;

– Công văn đô đốc, nhắc nhở;

– Công văn đề nghị, yêu cầu;

– Công văn phúc đáp;

– Công văn hỏi ý kiến;

– Công văn giao dịch;

– Công văn mời họp;

Những khó khăn trong việc phân biệt công văn: 

Với quá nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật hoặc hành chính thông thường khác đã dẫn đến sự nhầm lẫn trong thực tế công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước. Cụ thể là người ta thường có sự nhầm lẫn giữa: CV đề nghị, yêu cầu với tờ trình; công văn đôn đốc nhắc nhở với chỉ thị; công văn mang tính chất thông báo với thông báo, công văn hướng dẫn với thông tư… có nhiều văn bản khác thiếu sự phù hợp giữa tên gọi với yêu cầu sử dụng chung.

Tóm lại, do công văn có nội dung đa dạng và phong phú cho nên không thể xác định được tên loại văn bản cụ thể. Trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước, cho thấy, nếu chỉ bằng các văn bản có tên loại thì không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý, mà thông tin phục vụ cho yêu cầu cần phải được văn bản hóa, nên những vấn đề cần thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi công tác … được chứa đựng trong công văn.

Tham khảo thêm:

1900.0191