Đơn xin thay đổi chủ hộ – Cách viết đơn – Thủ tục

Đơn xin thay đổi chủ hộ, Đơn xin chuyển chủ hộ sang người khác, Đơn xin sửa thông tin chủ hộ trên sổ hộ khẩu.

Sổ hộ khẩu là một giấy tờ thiết yếu tại Việt Nam, chủ hộ vừa là thành viên vừa là người có vai trò rất lớn trong loại hình giấy tờ này. Một số trường hợp sẽ cần sử dụng mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ đó là: Nhu cầu của cả hộ do có sự xáo trộn thành viên trong hộ, chủ hộ hiện tại đã mất, chủ hộ hiện tại bị Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự, hoặc đơn giản chỉ là muốn thay đổi…

Mẫu Đơn xin thay đổi chủ hộ – Gọi ngay 1900.0191

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———-

Hà Nội, ngày……tháng……năm…….

ĐƠN XIN THAY ĐỔI CHỦ HỘ

Kính gửi: CÔNG AN QUẬN ĐỐNG ĐA

  • Căn cứ Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013
  • Căn cứ Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013

Tôi là: Nguyễn Văn A                                          Sinh ngày: …/…/…

Giấy chứng minh nhân dân số 000000000000 cấp ngày …/…/… tại Cục cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư

Hộ khẩu thường trú: số…, phố……, phường….., quận……, thành phố Hà Nội

Chỗ ở hiện tại: số…, phố….., phường….., quận…., thành phố Hà Nội

Điện thoại liên hệ: 0123456789

Tôi xin trình bày với Qúy cơ quan một sự việc như sau:

Ngày …/…/…, bố đẻ của tôi là ông Nguyễn Văn B đã mất do bệnh nặng. Đến ngày …/…/…, tôi đã nhận được giấy chứng tử của cụ. Sổ hộ khẩu gia đình tôi đứng tên chủ hộ là cụ nên những giao dịch dân sự liên quan đến những người khác đều cần chữ kí và sự có mặt của cụ. Điều đó đã gây ra rất nhiều bất lợi trong sinh hoạt nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng của gia đình tôi.

Căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau:

Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật cư trú 2006 quy định việc xóa đăng ký thường trú:

“Điều 22. Xoá đăng ký thường trú

Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:

a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;

… “

Điều 25 Luật Nơi cư trú 2006 quy định về cấp sổ hộ khẩu cho hộ gia đình

“Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

Những ng­ười ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

Ng­ười không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và đ­ược chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì đ­ược nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.”

Do vậy, tôi kính đề nghị Qúy cơ quan xem xét, xác minh tình hình thực tế để tôi có thể  đứng tên làm chủ hộ trong sổ hộ khẩu của gia đình tôi Kèm với đơn xin xóa thế chấp này, tôi xin gửi tới Quý cơ quan các giấy tờ sau:

– Giấy chứng tử của bố đẻ tôi (bản sao)

– Sổ hộ khẩu gia đình(bản chính)

Kính mong Qúy cơ quan xem xét và giải quyết nhanh chóng đề nghị của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

      (Kí và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn xác lập Đơn xin thay đổi chủ hộ

  1. Cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan Công an cấp Quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh
  2. Cách viết: Trình bày rõ ràng thông tin cá nhân của bản thân người lập đơn, cần đưa ra những lý do xác thực, cần thiết để chứng minh vấn đề thay đổi chủ hộ là cấp thiết, những ai trong hộ có ý kiến này hoặc lý do khách quan, chủ quan nào khác. Tuyệt đối không nên quá sa đà vào những nội dung mang tính trình bày sự việc không cần thiết.
  3. Thủ tục: Sau khi Đơn xin thay đổi chủ hộ được tiếp nhận tại bộ phận một cửa. Việc thay đổi chủ hộ sẽ được thực hiện thông thường trong thời hạn từ 3 đến 10 ngày, nếu có đủ căn cứ để xác định hồ sơ hợp lệ
  4. Lưu ý khi soạn đơn: Đơn có thể do cá nhân viết hoặc đại diện của một nhóm viết, nếu là đại diện cần nêu căn cứ trong đơn. Đơn chỉ là một văn bản trình bày quan điểm vì thế nếu xét thấy không cần thiết hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thay đổi nhằm trốn tránh nghĩa vụ, cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối thực hiện.
  5. Hồ sơ gửi kèm đơn bao gồm: Văn bản, hình ảnh chứng minh cho những gì trình bày trong đơn, cmnd hoặc cccd của người lập đơn, sổ hộ khẩu có nội dung yêu cầu thay đổi.

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

1900.0191