Hợp đồng chuyển nhượng bảo hiểm hay Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm có thể coi là một loại giao dịch chung vì mục đích cùng hướng tới việc chuyển giao các quyền lợi bảo hiểm mà mình sở hữu cho người khác. Theo quy định và tất nhiên là có sự chấp thuận của phía cơ quan, tổ chức cung cấp bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm, chủ hợp đồng bảo hiểm mới có thể tiến hành việc chuyển nhượng quyền lợi sang cho người khác. Việc chuyển nhượng này thông thường là không có phí ngoại trừ những loại phí theo nội quy của đơn vị cung cấp gói bảo hiểm. Sau chuyển giao, người tiếp nhận sẽ là người đứng tên mới cho hợp đồng bảo hiểm đó và chịu toàn bộ trách nhiệm cũng như những nghĩa vụ đã được giao kết trước đây.
Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng bảo hiểm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG BẢO HIỂM
Số: …/…
Căn cứ:
– Bộ luật dân sự 2015;
– Luật kinh doanh bảo hiểm 2014;
– Các văn bản hướng dẫn khác;
– Nguyện vọng và ý chí của các bên.
Hôm nay, ngày …, chúng tôi gồm:
A. Bên A (Bên chuyển nhượng)
– Tên: Ngày sinh:
– Giới tính Quốc tịch:
– Địa chỉ:
– Số điện thoại
– Số cccd/cmnd Ngày cấp Nơi cấp
B. Bên B (Bên nhận chuyển nhượng)
– Tên: Ngày sinh:
– Giới tính Quốc tịch:
– Địa chỉ:
– Số điện thoại
– Số cccd/cmnd Ngày cấp Nơi cấp
Hôm nay, ngày …, hai bên cùng thống nhất và ký kết Hợp đồng chuyển nhượng bảo hiểm với các điều khoản cụ thể sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng
1. Bằng việc ký vào hợp đồng này, hai bên đồng ý chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ bảo hiểm từ Bên A sang Bên B theo các điều khoản của hợp đồng.
2. Đối tượng chuyển nhượng: hợp đồng bảo hiểm sức khỏe số … của Công ty bảo hiểm ABC (sau đây gọi tắt là HĐBH)
– Ngày hiệu lực:
– Người mua bảo hiểm: Số cmnd/cccd:
– Người được bảo hiểm: Số cmnd/cccd:
– Giá trị bảo hiểm:
– Phí bảo hiểm: Kỳ hạn đóng:
Điều 2: Nội dung chuyển nhượng
1. Bên A chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ đối với HĐBH sang Bên B và hoàn toàn không còn bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào sau khi chuyển nhượng kết thúc;
2. Bên B tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và các nghĩa vụ khác trong HĐBH, đồng thời hưởng quyền lợi bảo hiểm theo HĐBH;
3. Hai bên cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết cho bên còn lại để bảo đảm việc chuyển nhượng hợp đồng diễn ra trung thực, không trái pháp luật, không có dấu hiệu lừa dối;
4. Thời gian chuyển giao quyền và nghĩa vụ bảo hiểm là ngày 1/9/2021, trước thời gian này, quyền và nghĩa vụ bảo hiểm của Bên A vẫn nguyên vẹn;
5. Bên A có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong phạm vi HĐBH được phát hiện sau khi chuyển nhượng HĐBH mà nguyên nhân là do lỗi của Bên A hoặc bên thứ 3 nào khác;
6. Bên A chuẩn bị và thực hiện mọi thủ tục chuyển nhượng HĐBH với Công ty bảo hiểm ABC, Bên B hỗ trợ cung cấp thông tin, giấy tờ, chữ ký xác nhận để hoàn tất thủ tục.
Điều 3: Chi phí và thanh toán
1. Phí chuyển nhượng HĐBH: … VNĐ;
2. Bên B thanh toán phí chuyển nhượng HĐBH cho Bên A ngay khi hợp đồng có hiệu lực;
3. Phương thức thanh toán:
4. Phần chi phí chuyển nhượng đối với Công ty bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác do Bên A chi trả;
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên A
1. Được nhận thanh toán phí chuyển nhượng HĐBH đầy đủ và đúng hạn;
2. Được cung cấp thông tin
3. Cam kết HĐBH được phép chuyển nhượng theo quyết định của công ty bảo hiểm;
4. Cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng HĐBH cho Bên B;
5. Làm việc với công ty bảo hiểm để hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng HĐBH;
Bài viết cùng chủ đề:
- Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng gas
- Hợp đồng chuyển nhượng hợp tác xã
- Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội
- Hợp đồng chuyển nhượng một phần thửa đất
- Hợp đồng chuyển nhượng mỏ cát, mỏ đá
- Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
- Hợp đồng chuyển nhượng quán massage – Hợp đồng sang nhượng spa
- Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng làm đầu, Hair Salon, Salon Tóc
- Hợp đồng chuyển nhượng quán cafe – Hợp đồng sang nhượng quán cafe hướng dẫn tổng hợp
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
1. Trở thành bên mua bảo hiểm mới thay thế vị trí pháp lý của Bên A, có đầy đủ quyền của bên mua bảo hiểm theo pháp luật và HĐBH quy định;
2. Được cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ cần thiết cho việc chuyển nhượng HĐBH, được hỗ trợ hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng;
3. Thanh toán phí chuyển nhượng đầy đủ và đúng hạn;
4. Thay thế Bên A để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ bảo hiểm theo HĐBH;
5. Hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những vấn đề pháp lý phát sinh sau khi việc chuyển nhượng HĐBH hoàn tất;
Điều 6: Điều khoản giải quyết tranh chấp
1. Mọi vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng mà hai bên không thống nhất cách giải quyết thì được xem là tranh chấp và sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hòa giải không quá 03 (ba) lần;
2. Nếu quá 03 (ba) lần mà hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận chung, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết trước tòa án.
Điều 7: Trường hợp bất khả kháng
1. Mọi sự kiện phát sinh nằm ngoài ý chí chủ quan của hai bên và không bên nào có thể lường trước và không thể khắc phụ được bằng mọi biện pháp và khả năng cho phép bao gồm: chiến tranh, tai nạn, nội chiến, đình công, cấm vận, thiên tai …. được xem là sự kiện bất khả kháng;
2. Nếu một trong hai bên vì sự kiện bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thì không bị truy cứu các trách nhiệm phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng;
3. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp sự kiện phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên còn lại trong khoảng thời gian … ngày kể từ ngày biết có sự kiện bất khả kháng xảy ra và phải áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn trong khả năng để khắc phục thiệt hại;
4. Trong trường hợp bên gặp sự kiện bất khả kháng vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng mà không thực hiện thủ tục thông báo như đã nêu trên hoặc không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được quy định tại hợp đồng này.
Điều 8: Phạt vi phạm và bồi thường
1. Bất kỳ bên nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng thì đều phải chịu phạt vi phạm với mức:…
2. Bất kỳ bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì sẽ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra;
3. Thời hạn thanh toán tiền phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại là sau 30 ngày, kể từ ngày bên vi phạm nhận được văn bản thông báo về tiền phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại từ bên bị vi phạm.
Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Điều 9: Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng có hiệu lực tính từ thời điểm ký;
2. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
–
–
…
3. Hợp đồng bao gồm … trang, được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
Bên B có thể thêm các điều khoản liên quan đến việc HĐBH sau khi chuyển nhượng không thể thực hiện được hoặc thực hiện không đúng mà nguyên nhân do lỗi của Bên A, tức là tăng thêm mức độ cam kết của Bên A về trách nhiệm sau hợp đồng