Mẫu Nội quy lao động

NỘI QUY LAO ĐỘNG

NỘI QUY LAO ĐỘNG

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bản quy chế hoạt động này áp dụng cho toàn thể nhân viên làm việc tại doanh nghiệp, kể cả nhân viên trong thời gian thử việc, học việc, tập sự, thực tập.

Tất cả nhân viên phải tuân thủ theo Luật Lao Động Việt Nam, Luật pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và bản quy chế này.

Mọi trường hợp không quy định trong bản quy chế này sẽ được giải quyết theo các văn bản pháp luật của Nhà nước.

CHƯƠNG II

TUYỂN DỤNG – THỬ VIỆC

Điều 2: Tuyển dụng

Người lao động được tuyển dụng vào doanh nghiệp phải là công dân hợp pháp của nước CHXHCN Việt Nam, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu chức danh công ty cần tuyển dụng. Trong trường hợp cần thiết doanh nghiệp sẽ tuyển lao động là chuyên gia nước ngoài.

–          Mọi vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng phải tuân theo quy chế tuyển dụng của doanh nghiệp.

–          Khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hội nhập vào công việc và môi trường mới.

Điều 3: Thử việc

3.1.             Khi được tuyển dụng, nhân viên phải trải qua thời gian thử việc:

–          Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật bậc đại học và trên đại học;

–          Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, Giáo sư, P. Giáo sư;

–          Trong thời gian thử việc người lao động được hưởng 80% mức lương của chức danh dự tuyển.

3.2.             Nhân viên trong thời gian thử việc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

–                Chấp hành nghiêm túc nội quy lao động của doanh nghiệp.

–                Tuân thủ sự phân công của người phụ trách và cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao.

–                Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu thấy công việc không phù hợp.

 

CHƯƠNG III

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 4: Loại hợp đồng

–                 Mọi người lao động chính thức trong doanh nghiệp đều được ký hợp đồng theo mẫu quy định của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

–                 Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thỏa thuận và phù hợp với pháp luật lao động, thể hiện rõ trách nhiệm của các bên..

Điều 5: Tạm hoãn HĐLĐ

HĐLĐ được tạm hoãn thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc đi làm các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định;
  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam;
  • Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

ĐIỀU 6: CHẤM DỨT HĐLĐ

HĐLĐ được chấm dứt trong những trường hợp sau:

–          Hết hạn hợp đồng;

–          Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

–          Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án;

–          Người lao động chết, mất tích theo công bố của Tòa án.

ĐIỀU 7: DOANH NGHIỆP CÓ QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP SAU:

7.1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo Hợp đồng;

7.2. Người lao động bị sa thải do:

  1. Có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Văn phòng;
  2. Bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;
  3. Tự ý bỏ việc 10 ngày trong một tháng hoặc 30 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng;
  4. Người lao động làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, theo HĐLĐ xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 6 tháng liền, theo HĐLĐ dưới một năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng mà chưa hồi phục;
  5. Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà Văn phòng đã tìm mọi cách khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp quy mô, giảm chỗ làm việc;
  6. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc chuyển nhượng.

Điều 8: Thời hạn báo trước cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

–          Đối với nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn                               : 45 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời hạn từ một đến ba năm                          : 30 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời vụ thời hạn dưới một năm                      : 03 ngày

Điều 9: Khi chấm dứt Hợp đồng lao động (trừ trường hợp bị kỷ luật sa thải theo khoản a, b, mục 4, điều 10 Bản quy chế này), người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc như sau:

9.1. Mỗi năm công tác liên tục tại doanh nghiệp (kể cả thời gian thử việc, chờ việc) được trợ cấp bằng ½ tháng lương cơ bản.

9.2. Số tháng lẻ làm việc dôi ra được tính như sau:

–          Từ 01 tháng đến dưới 07 tháng được tính bằng 06 tháng

–          Từ 07 tháng đến 12 tháng được tính bằng 01 năm.

9.3. Trường hợp do thay đổi cơ cấu mà người lao động đang làm việc thường xuyên bị mất việc làm thì doanh nghiệp sẽ đào tạo lại, nếu không đáp ứng được việc làm mới mà phải cho thôi việc thì cứ mỗi năm làm việc người lao động được hưởng trợ cấp 01 tháng lương.

Điều 10: Người lao động có quyền đơn phương chấm đứt HĐLĐ trong những trường hợp sau:

–          Không được bố trí đúng công việc, đúng địa điểm, hoặc các điều kiện làm việc không được đảm bảo như thỏa thuận trong hợp đồng.

–          Theo thỏa thuận khác.

Điều 11: Thời hạn báo trước trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

–          Đối với nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn                               : 45 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời hạn từ một đến ba năm                          : 30 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời vụ thời hạn dưới một năm                      : 03 ngày

Nhân viên tự nguyện xin thôi việc phải làm đơn trình bày và phải hoàn thành các thủ tục bàn giao (nếu cần thiết) theo quy định rồi mới được rời khỏi Văn phòng.

CHƯƠNG IV

TIỀN LƯƠNG – PHỤ CẤP – TRỢ CẤP – CÔNG TÁC PHÍ

Điều 12: Cơ cấu tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:

  • Lương chính: Không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho từng chức danh công việc (trường hợp nhân viên học việc có thể thỏa thuận khác).

Điều 13: Cách thức và kỳ hạn trả lương:

13.1. Lương và các khoản thu nhập của nhân viên được chi trả bằng tiền mặt và thanh toán theo cách thức sau đây: Tiền lương tháng: sẽ được chi trả một lần/tháng vào ngày …….. hàng tháng cộng với các phụ cấp, trợ cấp (nếu có).

13.2. Trường hợp đặc biệt doanh nghiệp phải thanh toán lương và thu nhập chậm thì sẽ không được quá năm ngày so với bình thường và sẽ thông báo nguyên nhân cho nhân viên biết.

Điều 14: Chế độ làm thêm giờ

  • Làm thêm giờ vào ngày thường: được trả lương bằng 150% lương giờ của ngày thường.
  • Làm thêm giờ vào ngày chủ nhật: được trả lương bằng 200% lương giờ của ngày thường.
  • Làm thêm giờ vào ngày nghỉ Lễ hàng năm: được trả lương bằng 300% lương giờ của ngày thường.

Tổng số giờ làm thêm của nhân viên không được quá 4 (bốn) giờ trong một ngày hoặc 200 (hai trăm) giờ trong một năm (cộng dồn).

CHƯƠNG V

BẢO HIỂM XÃ HỘI – BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 15: Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Doanh nghiệp sẽ thực hiện chế độ đóng BHXH cho toàn bộ người lao động trong Văn phòng ngay sau khi hết thời hạn thử việc và được chính thức lập HĐLĐ theo mức đóng quy định theo thang bảng lương trên cơ sở quy định của pháp luật.

15.1. Hàng tháng doanh nghiệp sẽ thay mặt người lao động đóng toàn bộ khoản BHXH cho cơ quan BHXH.

15.2. Khi tham gia đóng BHXH, người lao động sẽ được cấp sổ BHXH và được cơ quan BHXH chi trả trợ cấp trong những trường hợp như: nghỉ ốm, nghỉ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu, tử tuất.

Điều 16: Bảo hiểm y tế (BHYT)

Doanh nghiệp sẽ thực hiện chế độ đóng BHYT cho toàn bộ người lao động trong Văn phòng ngay sau khi hết thời hạn thử việc và được chính thức lập HĐLĐ theo mức đóng theo quy định của pháp luật.

16.1. Hàng tháng doanh nghiệp sẽ thay mặt người lao động đóng BHYT cho cơ quan BHYT.

16.2. Khi tham gia đóng BHYT, nhân viên sẽ được cấp thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế do nhân viên tự chọn và sẽ được khám, điều trị theo quy định của BHYT hiện hành.

CHƯƠNG VI

THỜI GIỜ LÀM VIỆC – THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Điều 17: Thời giờ làm việc

  • Số ngày làm việc trong tuần của doanh nghiệp từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy
  • Giờ làm việc trong ngày:            Buổi sáng từ 08:00 đến 12:00

Buổi chiều từ13:30 đến 17:30

  • Thời gian nghỉ giữa buổi: từ 12:00 đến 13:30.

Điều 18: Ngày nghỉ và những quy định liên quan

18.1. Nghỉ hàng tuần: chiều thứ bảy, chủ nhật.

18.2. Nghỉ Lễ: Nhân viên được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày Lễ sau:

–          Tết Dương lịch                       : một ngày  (ngày 01 tháng 01 dương lịch)

–          Tết Âm lịch                             : bốn ngày  (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm

âm lịch)

–          Ngày Chiến thắng                   : một ngày  (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

–          Ngày Quốc Tế Lao Động          : một ngày  (ngày 01 tháng 5 dương lịch)

–          Ngày Quốc Khánh                   : một  ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch)

Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì CB-NV được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Nếu nhân viên nước ngoài làm việc tại Văn phòng thì được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền dân tộc và một ngày Quốc Khánh của nước họ và được hưởng nguyên lương.

18.3. Nghỉ phép năm:

–          Nhân viên có 12 (mười hai) tháng làm việc tại Văn phòng thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương 12 (mười hai) ngày.

–          Nhân viên có dưới 12 (mười hai) tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền (đối với một số trường hợp được Trưởng văn phòng  phê duyệt).

–          Số ngày nghỉ phép hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Văn phòng, cứ năm năm làm việc thì được nghỉ thêm một ngày.

18.4. Nghỉ việc riêng hưởng lương và không hưởng lương:

–          Nghỉ việc riêng được hưởng lương:

ü              Kết hôn            : nghỉ ba ngày.

ü              Con kết hôn      : nghỉ một ngày.

ü              Bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ ba ngày.

–          Nhân viên có thể thỏa thuận với Văn phòng để nghỉ không hưởng lương trong những trường hợp như sau:

ü              Nhân viên đã nghỉ hết tiêu chuẩn phép năm, nhưng cần nghỉ thêm để giải quyết việc cá nhân.

ü              Hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn cần có mặt để giải quyết.

ü              Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, bản thân có nguyện vọng, có thể thỏa thuận với Văn phòng để nghỉ thêm nhưng tổng thời gian nghỉ thai sản tối đa không quá sáu tháng.

ü              Nhân viên bị ốm đau đã điều trị hết thời gian cho phép mà vẫn chưa khỏi cần phải điều trị thêm (có giấy xác nhận của cơ quan y tế).

18.5. Nghỉ ốm và nghỉ thai sản:

–          Nghỉ ốm: Trường hợp nhân viên bị ốm không thể đi làm được, phải báo cho cấp trên trực tiếp biết càng sớm càng tốt và ngay sau khi đi làm việc trở lại phải đệ đơn xin nghỉ ốm kèm theo giấy chứng nhận của bác sĩ (nếu có).

ü              Nhân viên làm việc trên 12 (mười hai) tháng sẽ được phép nghỉ ốm ba ngày (không liên tục) trong một năm và được hưởng nguyên lương. Khi nghỉ ốm từ hai đến bảy ngày liên tục trở lên phải có giấy bác sĩ và sẽ hưởng 75% lương. Khi nghỉ trên bảy ngày thì sẽ được giải quyết theo chế độ BHXH.

ü              Nhân viên làm việc dưới 12 (mười hai) tháng sẽ được nghỉ ốm một ngày trong một năm và được huởng nguyên lương. Trường hợp nghỉ từ hai ngày trở lên thì phải có giấy bác sĩ và sẽ hưởng 75% lương.

ü              Nếu thời gian nghỉ ốm kéo dài quá 30 (ba mươi) ngày thì Văn phòng sẽ giải quyết cho nhân viên đó tạm nghỉ không hưởng lương và tuyển chọn nhân viên khác bổ sung. Khi hết bệnh, Văn phòng sẽ thu xếp bố trí công việc trở lại.

–          Nghỉ thai sản:

ü              Thời gian được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là bốn tháng. Nếu sinh con đôi trở lên thì tính con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 (ba mươi) ngày.

ü              Nhân viên nữ có thể đi làm việc trước khi hết hạn nghỉ thai sản với điều kiện đã nghỉ 60 (sáu mươi) ngày trở lên tính từ khi sinh con và phải được đồng ý của bác sĩ.

ü              Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động nữ đã đóng BHXH được hưởng trợ cấp BHXH bằng 100% mức tiền lương tham gia BHXH và được trợ cấp thêm một tháng lương đóng BHXH.

ü              Trong thời gian có thai, nhân viên được nghỉ việc để đi khám thai ba lần (mỗi lần một ngày).

ü              Trường hợp sẩy thai, nhân viên được nghỉ 20 (hai mươi) ngày nếu thai dưới ba tháng; 30 (ba mươi) ngày nếu thai từ ba tháng trở lên.

 

CHƯƠNG VII

SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI SẢN

Điều 19: Sử dụng và bảo vệ tài sản doanh nghiệp

19.1. Nhân viên được trang bị các thiết bị và phương tiện làm việc trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp, có trách nhiệm giữ gìn cẩn thận, sử dụng, vận hành đúng thao tác, hiệu quả và tiết kiệm các tài sản này. Khi chuyển công tác qua đơn vị khác hay khi nghỉ việc, nhân viên phải bàn giao đầy đủ những tài sản này cho người được chỉ định.

19.2. Trường hợp xảy ra bất kỳ hư hỏng, mất mát tài sản được trang bị, nhân viên phải lập tức báo cáo cấp trên của mình để tìm cách giải quyết và khắc phục. Tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp xem xét các hình thức, mức độ kỷ luật tương ứng.

CHƯƠNG VIII

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Điều 20: An toàn vệ sinh lao động

20.1. Các bộ phận, phòng ban, CB-NV có trách nhiệm bảo đảm phòng làm việc luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Không được tự ý dán hoặc treo các đồ vật và giấy tờ lên tường, cửa kính, tủ đựng tài liệu.

20.2. Phải thu xếp ngăn nắp gọn gàng bàn làm việc, lưu trữ các tài liệu quan trọng khi kết thúc công việc hàng ngày. Không ăn quà, bánh trong giờ làm việc.

Điều 21: Phòng cháy chữa cháy

21.1. Nhân viên phải luôn nâng cao ý thức trong việc phòng cháy, chữa cháy.

21.2. Khi phát hiện ra sự cố do các máy móc thiết bị có khả năng dẫn đến hỏa hoạn thì nhân viên phải áp dụng các biện pháp kịp thời và thông báo ngay cho bảo vệ biết để giải quyết.

 

CHƯƠNG IX

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG – HÌNH THỨC KỶ LUẬT,

TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

 

Điều 22: Hình thức kỷ luật

22.1. Khiển trách (bằng miệng hoặc bằng văn bản):

–          Vi phạm thời gian làm việc, nghỉ ngơi;

–          Vi phạm Nội quy an toàn và vệ sinh lao động, nhưng chưa gây tác hại đến tài sản và con người;

–          Những lỗi lầm nhỏ, mắc phải lần đầu.

22.2. Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn:

–          Không chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh của người trực tiếp quản lý;

–          Không tuân thủ quy trình công nghệ, vi phạm nội quy an toàn và vệ sinh lao động dẫn đến nguy cơ gây tai nạn lao động, hư hỏng tài sản Văn phòng;

–          Những vi phạm có tác hại đến lợi ích Văn phòng hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động nhưng chưa đến mức nghiêm trọng;

–          Đã bị khiển trách mà tái phạm trong thời gian 03 tháng kể từ ngày thi hành kỷ luật.

22.3. Sa thải:

–          Theo quy định tại Điều 85 Luật lao động 2002.

Điều 23: Trách nhiệm vật chất – bồi thường thiệt hại

Nhân viên làm hư hỏng, để mất dụng cụ, thiết bị, làm ra sản phẩm kém chất lượng, tiêu hao vật tư, nguyên liệu quá định mức hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp đều phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

–          Trường hợp thiệt hại không nghiêm trọng và do sơ suất thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương bằng cách khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng.

–          Trường hợp nghiêm trọng ngoài bồi thường thiệt hại còn bị sa thải.

–          Trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.

 

CHƯƠNG X

ĐIU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24:

  • Quy chế hoạt động này có hiệu lực kể từ ngày được Giám đốc phê duyệt.
  • Quy chế hoạt động này được phổ biến đến từng nhân viên trong doanh nghiệp
  • Nhân viên trong doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy chế này.

 

 

Tham khảo thêm:

1900.0191